Thành phố 24 triệu dân này đang trên đà bị nhấn chìm
Nhiều năm qua, mùa mưa trở thành nỗi ám ảnh với người dân Lagos, thành phố ven biển với 24 triệu dân của Nigeria. Sống chung với nước lũ đã trở thành điều bình thường với người dân ở đây từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm.
- 30-07-2021Mưa lũ tồi tệ tại Trung Quốc đe dọa nguồn cung nhôm, rau, ngô
- 29-07-2021Nguồn sống bị mưa lũ "nuốt chửng", người nông dân TQ tuyệt vọng cùng cực: "Bầu trời như sụp đổ!"
- 25-07-2021Bi kịch bên trong đường hầm Trung Quốc bị mưa lũ nhấn chìm
- 23-07-2021Vì sao tàu điện ngầm ở TQ vẫn hoạt động trong mưa lũ lịch sử khiến 500 người mắc kẹt?
- 21-07-2021Mưa lũ nghiêm trọng, Trung Quốc điều quân đội trước nguy cơ vỡ đập
"Lái xe khỏi nhà, tôi không nhận ra trời đã mưa nhiều thế nào. Trên đường cao tốc, xe ngày một nhiều vì mắc kẹt do lũ. Càng đi, nước càng dâng cao. Nó ngập xe và tràn vào bên trong", Eselebor Oseluonamhen, lãnh đạo một công ty truyền thông ở Lagos, kể lại trận lụt kinh hoàng hồi trung tuần tháng 7.
Trong trận lụt mà Oseluonamhen mô tả là "tồi tệ và bất thường", hoạt động kinh tế của cả thành phố đã bị tê liệt. Mỗi năm, mưa lũ gây thiệt hại khoảng 4 tỷ USD mỗi năm cho thành phố. Nếu tình trạng vẫn tiếp tục tồi tệ với tốc độ hiện nay, chỉ tới cuối thế kỷ này, thành phố 24 triệu dân nằm bên bờ Đại Tây Dương của Nigeria sẽ bị nước nhấn chìm và biến thành một đô thị ma.
Nước biển dâng do biến đổi khí hậu là mối đe dọa chính với Lagos và nhiều thành phố ven biển khác. Theo một nghiên cứu, hệ thống thoát nước thiếu và yếu kết hợp với tăng trưởng đô thị không được kiểm soát càng khiến tình trạng ở Lagos trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, điều tồi tệ hơn có thể còn chưa tới, nhất là khi mùa cao điểm mưa lũ hàng năm ở đây là vào tháng 9.
Bên cạnh đó, thành phố này còn đang phải vật lộn với tình trạng xói mòn bờ biển. Trong khi nhà chức trách cho rằng đó là tác động của biến đổi khí hậu, các nhà môi trường lại nhắc đến tình trạng khai thác cát xây dựng là nguyên nhân chính.
Ở đảo Victoria, một khu dân cư giàu có có tên Eko Atlantic đang được xây dựng bằng các biện pháp lấn biển. Nó được bảo vệ bởi một bức tường bê tông dài 8km. Bức tường có thể bảo vệ được khu vực này nhưng có thể dẫn tới xói mòn ở nhiều nơi khác.
Như vậy, nó có thể giảm thiểu tình trạng thiếu đất ở của thành phố trong trước mắt nhưng có thể khiến tình trạng xói mòn nghiêm trọng hơn, phá hủy các khu dân cư khác. Các nhà phê bình thì chỉ đích danh những khu vực lân cận Eko Atlantic nhưng không có bức tường bảo vệ có thể dễ dàng bị thủy triều tàn phá.
Theo các nghiên cứu, đến năm 2100, rất nhiều thành phố có thể vĩnh viễn bị nước biển nhấn chìm. Thậm chí, nơi ở của khoảng 300 người sẽ bị ảnh hưởng bởi triều cường và nơi sinh sống của 200 triệu người sẽ vĩnh viễn nằm dưới mực nước biển. Theo các dự báo, nước biển sẽ dâng cao khoảng 2m vào cuối thế kỷ này.
Chính điều này khiến các chuyên gia đặc biệt lo ngại bởi Lagos chưa cao hơn 2m so với mực nước biển hiện nay. Trong khi đó, một đoạn bờ biển của Nigeria là vùng trũng, khiến tình trạng càng trở nên bấp bênh. Từ năm 2012, các nhà nghiên cứu từ Đại học Plymouth của Vương quốc Anh đã nói rằng mực nước dân từ 1-3m có thể tác động thảm khốc tới các hoạt động của con người sống ven biển của Nigeria.
Lũ lụt ở các khu vực ven biển của Nigeria đã khiến nhiều người thiệt mạng hoặc buộc phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Riêng năm 2020, có 2 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt, trong đó có 69 người thiệt mạng.