MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Thành phố bên sông” 12 tuổi muốn nâng hạng đô thị

Thành phố này được thành lập cách đây 12 năm.

“Thành phố bên sông” 12 tuổi muốn nâng hạng đô thị- Ảnh 1.

Thành phố Cao Bằng thành lập năm 2012 theo Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 25/9/2012 của Chính phủ. Đến nay, sau 12 năm xây dựng và phát triển, thành phố có bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành đô thị văn minh, hiện đại.

“Thành phố bên sông” 12 tuổi muốn nâng hạng đô thị- Ảnh 2.

Chia sẻ với báo Cao Bằng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Hoàn cho biết, thành phố xác định phát triển du lịch, dịch vụ Thành phố trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đẩy mạnh xây dựng và phát triển đô thị mang đậm bản sắc đặc trưng “Non nước Cao Bằng” song song với nhiệm vụ thực hiện tốt công tác quy hoạch xây dựng và đô thị, hoàn thiện các tiêu chuẩn hạ tầng đô thị loại 2.

Khai thác hiệu quả lợi thế về hạ tầng công nghệ thông tin đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, từng bước phát triển mô hình đô thị thông minh.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng đặc trưng kinh tế đô thị, đó là tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Các loại hình thương mại, dịch vụ phát triển nhanh. Năm 2012, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu thương mại, dịch vụ đạt 1.648 tỷ đồng/năm, đến năm 2023 đạt 6.400 tỷ đồng (gấp gần 4 lần so với năm 2012). Thu ngân sách Nhà nước năm 2012 đạt 189,8 tỷ đồng, đến năm 2023 đạt 327,5 tỷ đồng (gấp gần 2 lần so với năm 2012).

Nhiều dự án, công trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật - xã hội góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí đô thị loại 3, một số tiêu chí đạt yêu cầu của đô thị loại 2.

“Thành phố bên sông” 12 tuổi muốn nâng hạng đô thị- Ảnh 3.

Thành phố đã và đang thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước để phát triển hạ tầng đáp ứng yêu cầu trở thành trung tâm liên kết, vùng động lực kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một số dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn TP Cao Bằng như: Dự án đầu tư xây dựng công trình khu tái định cư đường phía Nam khu đô thị mới Thành phố; kè chống sạt lở bờ, ổn định dân cư bờ phải sông Hiến; cải tạo, nâng cấp đường giao thông Chu Trinh (Thành phố) - Hồng Nam (Hòa An); Dự án đầu tư khai thác lộ thiên Mỏ sắt Nà Rụa; đập dâng nước Thành phố; các dự án phát triển đô thị 7A, 9A...

Một trong những đô thị quan trọng vùng Đông Bắc

Thành phố hoàn thành đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; lập 3 đồ án quy hoạch phân khu và trên 10 đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm.

Hạ tầng đô thị phục vụ phát triển du lịch được triển khai, tập trung triển khai tuyến kết nối vào đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh phục vụ liên kết vùng; khai thác tuyến đường Võ Nguyên Giáp và nhiều tuyến giao thông quan trọng khác.

Một số công trình bất động sản đô thị quy mô lớn được xây dựng và đưa vào sử dụng như: Khách sạn Mường Thanh, shophouse TNR Stars Centre (khu trung tâm hành chính tỉnh), shophouse TNR Hợp Giang, tòa nhà Phoenix Phố Thầu... với tổng quy mô đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, tạo điểm nhấn kiến trúc đô thị quan trọng cho Thành phố.

“Thành phố bên sông” 12 tuổi muốn nâng hạng đô thị- Ảnh 4.

Nhiều công trình văn hóa được đầu tư sử dụng hiệu quả như Phố đi bộ Kim Đồng, Chợ ẩm thực Thành phố... Thành phố huy động trên 370 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục công trình.

Thành phố là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về công tác giảm nghèo với tỷ lệ hộ nghèo đến nay giảm còn 0,79%.

Nhiều di tích trở thành điểm du lịch tâm linh, thực hành tín ngưỡng nổi tiếng thu hút nhân dân và du khách tham quan.

Thành phố Cao Bằng nằm gần như giữa trung tâm địa lý của tỉnh Cao Bằng, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị của tỉnh Cao Bằng và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Bắc Bộ; có sông Bằng chảy qua.

Theo Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu đến năm 2030, Cao Bằng trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh, năng động, xanh, bền vững và toàn diện, đạt trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; hệ thống kết cấu hạ tầng được cải thiện, nhất là giao thông liên kết nội tỉnh và liên tỉnh; công nghiệp chế biến và khai thác khoáng sản có bước phát triển mới; phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo;

Hình thành một số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản; kinh tế cửa khẩu, du lịch phát triển nhanh, bền vững; bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước và chủ động ứng phó với thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;

“Thành phố bên sông” 12 tuổi muốn nâng hạng đô thị- Ảnh 5.

Từng bước hình thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, logistics Việt Nam - Trung Quốc của Vùng, trung tâm giao thương kinh tế, văn hóa, đối ngoại giữa Việt Nam với các tỉnh phía Tây, Tây Nam của Trung Quốc và các nước ASEAN.

Theo Dy Khoa

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên