Thành phố Seoul có chiến lược mới, tham vọng phủ ngập thị trường tiêu dùng Việt Nam bởi hàng hoá Hàn Quốc
Seoul Made là các thương hiệu sản phẩm đóng vai trò đại diện cho ngành công nghiệp Seoul tại Hàn Quốc trong chiến lược quảng bá và mở rộng thị trường.
- 07-12-2019Tại sao Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday lại quan trọng?
- 07-12-2019Mỹ đề nghị Việt Nam giảm thuế nhập khẩu một loạt mặt hàng
- 07-12-2019Lãnh đạo AEON tiết lộ chiến lược đầu tư ở Việt Nam trước cái "bắt tay" của hai ông lớn Masan và Vingroup
- 07-12-2019Trả lương 400 triệu/tháng, ông chủ đau lòng khi nhân viên ‘nhảy việc’
Seoul Made đã chính thức được công bố ra mắt chiều 7/12 tại Việt Nam trong khuôn khổ sự kiện Seoul Made Street do Cơ quan xúc tiến thương mại Seoul (SBA) và Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) phối hợp tổ chức.
Seoul Made tại Việt Nam là một trong những chiến lược quảng bá toàn cầu do Chính phủ Hàn Quốc tổ chức nhằm xúc tiến, quảng bá và thúc đẩy thương mại các sản phẩm làm đẹp và phong cách sống. Các sản phẩm dưới thương hiệu này gồm mỹ phẩm, thời trang đến các mặt hàng gia dụng thiết yếu được các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Seoul sản xuất ra, lựa chọn một cách cẩn thận từ 2 phía Việt – Hàn.
Như vậy, có thể hiểu rằng các hàng hoá này không đơn thuần là các sản phẩm tiêu dùng bán lẻ, đấy là những sáng tạo mang đậm văn hoá, phong cách của Thủ đô Hàn Quốc.
"Tham vọng của chương trình là uốn đưa những sản phẩm Hàn Quốc phủ sóng thị trường bên ngoài Hàn Quốc. Hiện tại họ rất chú trọng và muốn phát triển ở Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, Seoul Made chưa xuất hiện ở đâu ngoài Việt Nam", đại diện phía VTVcap nói vói Trí Thức Trẻ.
Trao đổi với Trí Thức Trẻ, ông Young Seung-Jang - Giám đốc Điều hành SBA, nói rằng không phải cứ sản phẩm nổi tiếng mới tốt, các nhãn hàng dưới thương hiệu Seoul Made có thể không quen mắt, quen tai nhưng chất lượng thực sự rất cao.
"Giá cả cũng rất hợp với người Việt Nam", ông Chang Young Seung. Ông cũng nhấn mạnh phù hợp không có nghĩa là rẻ tiền. "Nó hợp với túi tiền người Việt" – ông lặp lại. Mặt khác, động cơ của chương trình là không vì lợi nhuận mà để giúp người Việt biết đến các sản phẩm, thương hiệu khác do các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Seoul làm ra.
Ông Trần Đức Phương, phía Tập đoàn Phú Thái, đơn vị cùng thực hiện chương trình cho biết các sản phẩm đưa về Việt Nam được chính người Việt lựa chọn từ 300 – 500 doanh nghiệp với hàng nghìn mặt hàng tại Seoul.
"Hàng hoá được lựa chọn theo góc nhìn, tiêu chí của người Việt. Sau đó, những sản phẩm này sẽ được mang sang Việt Nam để cho người tiêu dùng thử trải nghiệm. Công việc chính là tạo cơ hội tiếp xúc với người tiêu dùng, nhà phân phối. Sau đó, các nhà phân phối trong nước sẽ quyết định nhập về cái gì", ông nói. Gian hàng của Seoul Made tại Hà Nội sẽ đặt ở Time City.
Ở chiều ngược lại, phía VTVcap cho biết họ đã có sự chuẩn bị để một hoạt động xúc tiến hàng hoá tương tự của Việt Nam diễn ra tại Hàn Quốc trong năm 2020.