Thành phố xanh thứ 3 của Việt Nam được tổ chức quốc tế công nhận, nơi có cây cầu 5.000 tỷ đồng lập kỷ lục
Thành phố xanh Quốc gia 2024 của Việt Nam vừa được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên – WWF công bố.
- 04-06-2024Chính phủ công nhận thành phố Vinh đạt tiêu chí đô thị loại I
- 04-06-2024Thành phố Bắc Ninh có tân Chủ tịch UBND
- 04-06-2024Toàn cảnh tuyến đường 9.400 tỷ đang xây dựng, rộng 10 làn xe, sẽ kết nối 3 thành phố của tỉnh Quảng Ninh
Thành phố xanh Quốc gia 2024 của Việt Nam
Thành phố Cần Thơ mới đây đã vinh dự được Tổ chức Quốc tế và Bảo tồn thiên nhiên (WWF) vinh danh và trao tặng danh hiệu Thành phố Xanh Quốc gia năm 2024. Trước Cần Thơ, Việt Nam từng có TP Huế và TP Đà Nẵng đạt danh hiệu này.
Ông Vũ Quốc Anh, đại diện WWF cho biết, trong thời gian qua, TP. Cần Thơ đã thực hiện có hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp phát triển theo hướng bền vững, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; danh hiệu Thành phố xanh quốc gia năm 2024 là sự ghi nhận cho nỗ lực đó.
Bà Trần Thị Hải - giám đốc Chương trình Phát triển Bền vững (thuộc WWF - Việt Nam) - cho biết, Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn diện trong giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của TP. Cần Thơ đã đạt được số điểm tuyệt đối của Ban giám khảo OPCC về chỉ số quyết tâm chính trị. Các nỗ lực và quyết tâm này là nguồn cảm hứng, khích lệ các thành phố khác trên toàn cầu cùng ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ - ông Dương Tấn Hiển đã bày tỏ niềm tự hào khi thành phố nhận được danh hiệu Thành phố Xanh Quốc gia trong năm 2024, coi đây là vinh dự lớn cho cả chính quyền và người dân nơi đây.
Ông nhấn mạnh rằng mục tiêu phát triển Cần Thơ theo mô hình tăng trưởng xanh, bền vững và ổn định đã được đề ra trong Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị, với hướng tiến đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045, nhấn mạnh việc phát triển gắn liền với đặc trưng sông nước của thành phố.
Ông Hiển cho biết danh hiệu này không chỉ là nguồn khích lệ mà còn là trách nhiệm to lớn cho cả chính quyền và người dân trong việc đảm bảo tương lai bền vững của thành phố. Nhân dịp này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì một cảnh quan môi trường trong lành, góp phần vào việc xây dựng một Cần Thơ ngày càng xanh, sạch và đẹp.
Trong quá khứ, TP Cần Thơ từng đạt chứng nhận thành phố có tiềm năng bền vững môi trường ASEAN lĩnh vực không khí năm 2017, giải thưởng “Thành phố bền vững môi trường ASEAN lần thứ 5” năm 2021.
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn TP Cần Thơ có nội dung:
Tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH của toàn hệ thống chính quyền thành phố, với chỉ tiêu ít nhất 80% xã, phường, thị trấn tại các địa bàn dễ bị ảnh hưởng do tác động của BĐKH có đủ năng lực và cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng 1 cách hiệu quả với các tình huống thiên tai và thời tiết cực đoan.
Chỉ tiêu 100% công chức, viên chức, người lao động và nhân dân được truyền thông với ứng phó biến đổi khí hậu.
Chỉ tiêu ít nhất 70% văn bản chính sách của địa phương về sức khỏe môi trường và cộng đồng, phòng chống dịch bệnh, phòng chống thiên tai thảm họa, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng có lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu.
100% quận, huyện thuộc thành phố có tổ chức hoạt động giáo dục, truyền thông về BĐKH và sức khỏe cho cộng đồng.
Từng bước định hướng thị trường sản xuất công – nông nghiệp và dịch vụ trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, chất thải rắn nhằm góp phần thực hiện “Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam” (cập nhật năm 2020).
Thực hiện “Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ”.
Khuyến khích, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lĩnh vực tư nhân trong ứng phó với BĐKH, phòng tránh thiên tai, sạt lở bờ sông.
Những nỗ lực giúp Cần Thơ thành Thành phố xanh Quốc gia
Trước khi được vinh danh là Thành phố xanh Quốc gia, Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Đây là đô thị sầm uất và phát triển nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của cả vùng.
TP. Cần Thơ xác định, phát triển kinh tế xanh, sạch, bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, do vậy, thời gian qua, địa phương này đã tập trung quy hoạch, huy động các nguồn lực để triển khai phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch… theo hướng xanh.
Du lịch xanh
TP. Cần Thơ được bao bọc bởi hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, quanh năm phù sa vun bồi tạo cho cây màu tốt tươi, vườn trái cây trĩu quả kết hợp với những địa danh nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng, Cồn Sơn, rừng tràm Trà Sư… đã tạo điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển du lịch xanh.
Ngoài việc việc chú trọng phát triển các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái với không gian mở gần gũi thiên nhiên, Cần Thơ còn cho sử dụng các vật dụng như dừa, mo cau, củi… làm vật liệu chính trang trí cho các khu du lịch.
Đô thị xanh
Theo thống kê sơ bộ, giai đoạn 2021-2023 thành phố đã trồng đã trồng gần 4,2 triệu cây phân tán, vượt 4,85% kế hoạch. Trong năm 2024, TP. Cần Thơ đặt chỉ tiêu phấn đấu trồng từ 1.377.000 - 1.414.800 cây xanh phân tán các loại, trong đó, dự kiến sẽ tổ chức trồng khoảng 30.000 cây phân tán tại 9 quận, huyện. Chí Minh 19/5.
Hiện nay, toàn thành phố Cần Thơ có khoảng 25.000 cây xanh đường phố với đa dạng các chủng loại cây như xà cừ, sao, dầu, bằng lăng, hoàng hậu, cây sanh Nhật, hoa sữa, điệp, gừa, Osaka, móng bò, lộc vừng, sứ, ngọc lan, viết, hoàng nam, phượng, me, lim xẹt, kèn hồng, bàng… và 41 công viên, vườn hoa với tổng diện tích khoảng 20ha.
Cây xanh hủ yếu tập trung tại khu vực các quận nội thành (quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng), ở các huyện cây xanh chỉ tập trung tại một số trục chính của khu vực thị trấn. Trong đó, quận Ninh Kiều có khoảng 5.500 cây xanh đường phố, cây xanh công viên, có 22 công viên với tổng diện tích khoảng 12,4ha.
Xử lý chất thải xanh
Cuối năm 2018, nhà máy xử lý chất thải rắn Cần Thơ đặt tại huyện Thới Lai chính thức đi vào hoạt động. Từ khi vận hành đến nay, trung bình nhà máy tiếp nhận mỗi ngày khoảng 500 tấn rác, quá trình đốt rác tạo ra khoảng 7,5mW điện. Nước rỉ rác sau xử lý được tái sử dụng cho hoạt động sản xuất, tro xỉ được sàng lọc xử lý.
Ðến cuối năm 2023, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 98,62%; chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, chất thải y tế đều được thu gom và xử lý đúng quy định.
Nông nghiệp xanh
Thành phố triển khai hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nhân rộng các mô hình tiên tiến như VietGAP, Global GAP... Qua đó đã hình thành vùng chuyên canh rau màu tập trung 229ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và tương đương 20ha; Vùng sản xuất tập trung cây ăn trái chủ lực, các sản phẩm đặc trưng có thương hiệu với diện tích 11.880ha, có 448ha cây ăn trái sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và tương đương; Triển khai hỗ trợ xây dựng 9 mô hình chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAHP và 12 mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật.
Đến Cần Thơ, hầu hết du khách đều phải đi qua một cây cầu dây văng khổng lồ bắc qua sông Hậu. Đó chính là cầu Cần Thơ, cây cầu gần 5.000 tỷ đồng nối TP. Cần Thơ với tỉnh Vĩnh Long. Đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á (chiều dài nhịp chính là 550m); đồng thời lọt top 10 cầu có nhịp dây văng dài nhất thế giới.
Dù đã đi vào hoạt động 14 năm, cầu Cần Thơ vẫn là một biểu tượng của Đồng bằng sông Cửu Long, cầu Cần Thơ nối hai bờ sông Hậu, thay bến phà Cần Thơ đã tồn tại hơn 100 năm. Khi được đưa vào khai thác, cây cầu giúp rút ngắn thời gian và tăng khối lượng vận chuyển hàng hóa, đi lại giữa TP. HCM và Cần Thơ.
Đời sống & pháp luật