MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thanh toán điện tử tăng đột biến trong Covid-19

10-04-2020 - 08:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Người dùng chuyển sang thanh toán qua thẻ, ứng dụng di động, mã QR... để tăng an toàn và tiện lợi trong Covid-19, đồng thời hưởng ưu đãi từ ngân hàng.

Chưa từng dùng ứng dụng ngân hàng để thanh toán hóa đơn, chị Thu Hồng (quận 8, TP HCM), bất ngờ vì tính tiện lợi của phương thức này "Các đợt thanh toán hóa đơn điện nước gần đây, để phòng dịch Covid-19, nhà tôi chuyển sang thanh toán trực tuyến và thấy rất tiện. Số tiền cần thanh toán được hiển thị sẵn trên ứng dụng, tôi chỉ cần chọn hóa đơn và thanh toán trong chưa đến 1 phút. Thanh toán trực tuyến cũng giúp tôi an tâm hơn, đặc biệt là vào thời điểm dịch này, rất nên hạn chế cầm tiền mặt, trao đổi qua lại... ", chị Thu Hồng chia sẻ.

Trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trên các nền tảng mua sắm online và các chuỗi bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, mức độ người dùng thanh toán điện tử đang tăng mạnh. Diễn biến này cũng phù hợp với xu hướng "nói không với tiền mặt" trên toàn thế giới, giữa lúc các nước tăng cường các biện pháp phòng chống sự lây lan của đại dịch. Theo số liệu từ Công ty CP thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), từ Tết Nguyên đán đến giữa tháng 3/2020, tổng số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua Napas tăng 76%, tổng giá trị giao dịch tăng 124% so với cùng kỳ năm 2019.

Thanh toán "tất cả trong một"

Trước đây, ứng dụng mobile banking của các ngân hàng chỉ xoay một số giao dịch cơ bản như: truy vấn số dư, chuyển khoản, quản lý thông tin tài khoản… thì nay với sự phát triển của công nghệ ngân hàng số, các ứng dụng ngân hàng di động đáp ứng hầu hết các nhu cầu giao dịch và thanh toán của người dùng. Từ gửi tiết kiệm, vay vốn online, thanh toán các hóa đơn dịch vụ thiết yếu như điện, nước, truyền hình, Internet cho tới tiện ích mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, gửi tiền mừng, gửi quà, mua voucher...

Lấy ví dụ về ứng dụng được tạp chí The Assets của Anh đánh giá là ứng dụng ngân hàng số tốt nhất tại Việt Nam trong 4 năm liên tục, ứng dụng MyVIB của Ngân hàng Quốc tế (VIB) tích hợp hơn 100 tiện ích thanh toán, giao dịch đáp ứng gần như mọi nhu cầu về giao dịch tài chính cho người dùng. Người dùng MyVIB hiện có thể mua e-voucher và gửi quà tặng điện tử cho bạn bè. Ngoài ra ứng dụng còn có các tiện ích đổi quà từ tích lũy điểm chi tiêu thẻ tín dụng ngay trên điện thoại di động, tra soát giao dịch trực tuyến, kết nối với các ví điện tử để thanh toán trực tuyến...

Trao đổi với chúng tôi, đại diện ngân hàng cho biết để mang đến nhiều lựa chọn và hỗ trợ khách hàng sử dụng thường xuyên các tính năng thanh toán trực tuyến, VIB đã phát triển hệ sinh thái thanh toán số đa dạng, từ dịch vụ du lịch, vé máy bay, khách sạn (hợp tác với Gotadi), quà tặng điện tử (GotIT, Urbox), ví điện tử (Airpay, Momo, VTC, Moca, VinID)... Người dùng có thể thực hiện thanh toán cho hơn 100 nhà cung cấp dịch vụ trên ứng dụng của ngân hàng này. Việc kết nối với các đối tác được ngân hàng xây dựng trên nền tảng công nghệ mở Open API giúp tốc độ kết nối nhanh hơn gấp 4 lần, tiết kiệm thời gian và thao tác cho khách hàng.

Nhờ các nền tảng ngân hàng số, nhất là ứng dụng MyVIB, ngân hàng này trở thành đơn vị duy nhất tại Việt Nam nhận giải thưởng về lĩnh vực ngân hàng số từ tạp chí The Asset bốn năm liên tiếp (2017, 2018, 2019 và 2020). 

Thúc đẩy xã hội không tiền mặt

Thanh toán điện tử tăng đột biến trong Covid-19 - Ảnh 1.

Bên cạnh những nền tảng ngân hàng số vốn đang trên đà phát triển mạnh những năm qua, các nhà băng tại Việt Nam còn tung ra nhiều giải pháp khuyến khích người dùng chuyển sang thanh toán không tiền mặt, mang đến phương thức giao dịch thuận tiện, an toàn nhằm phòng chống Covid-19.

Đơn cử tại VIB, khi giao dịch trực tuyến qua Internet Banking và ứng dụng MyVIB, khách hàng được miễn phí chuyển tiền nhanh liên ngân hàng đối với tất cả giao dịch có giá trị đến 500.000 đồng, miễn phí chuyển tiền trực tuyến cho mọi khách hàng dùng gói tài khoản VIB Sapphire. Đồng thời nhà băng tặng lãi suất 0,1% một năm cho khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến so với lãi suất gửi tại quầy ở hầu hết các kỳ hạn.

Nhà băng này còn tiên phong mang về thị trường Việt Nam gói giải pháp Smart Card thông qua ứng dụng MyVIB dành cho khách hàng thẻ tín dụng. Trong đó bao gồm thẻ tín dụng điện tử Virtual Card, mã PIN điện tử Green PIN giúp rút ngắn kỷ lục thời gian chờ dùng thẻ chỉ còn 3-4 tiếng đồng hồ. Gần đây nhất, ngân hàng này tiếp tục tiên phong ứng dụng công nghệ AI, Big Data vào quy trình đăng ký phát hành và phê duyệt thẻ tín dụng, giúp thời gian từ lúc đăng ký đến lúc phát hành thẻ được rút ngắn chỉ còn 30 phút và hoàn toàn trực tuyến. Đây cũng là thời gian ghi nhận kỷ lục tại thị trường Việt Nam.

VIB còn được biết đến là ngân hàng dẫn đầu về xu thế thẻ tín dụng với các dòng thẻ có tính năng vượt trội, ứng dụng những công nghệ thẻ hiện đại nhất và doanh số chi tiêu thẻ dẫn đầu thị trường. Những dòng thẻ phổ biến nhất của nhà băng này hiện tại là VIB Zero Interest Rate miễn lãi suất trọn vòng đời 5 năm của thẻ, thẻ Happy Drive dành cho chủ xe ôtô muốn có những ưu đãi đặc quyền liên quan đến "xế hộp", thẻ Financial Free, Cash Back... chú trọng tích lũy điểm thưởng, hoàn tiền, rút tiền mặt. Sắp tới nhà băng này còn ra mắt một dòng thẻ dành riêng cho tín đồ mua sắm trực tuyến với những ưu đãi lớn chưa từng có trên nền tảng thương mại điện tử.

Nỗ lực triển khai các giải pháp thanh toán không tiền mặt của ngân hàng này được cho là dẫn dắt xu hướng của thị trường. Ưu đãi, sự tiện dụng, thanh toán an toàn, bảo mật, đặc biệt trong dịch Covid-19 là những động lực lớn nhất thúc đẩy người dùng chuyển sang phương thức thanh toán qua thẻ và ứng dụng di động. Đó cũng hứa hẹn là những động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, thanh toán điện tử và hướng tới xã hội không tiền mặt.

Trong diễn đàn diễn ra vào giữa năm ngoái, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết bình quân mỗi ngày có hơn nửa triệu giao dịch thực hiện thành công với giá trị khoảng 289.000 tỷ đồng, tương đương 13 tỷ USD. Việt Nam nằm trong nhóm thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới về thanh toán di động, theo khảo sát của hãng kiểm toán PwC. Giá trị thanh toán qua thiết bị di động tăng trưởng xấp xỉ 170% so với năm trước.

Thanh toán trực tuyến là xu thế tất yếu

Tháng 3, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ cách ly tiền giấy đang lưu thông trong 2 tuần để khử khuẩn và tiêu hủy bớt, nhằm giảm nguy cơ lây lan virus. Giới chức Trung Quốc cũng mạnh tay khử khuẩn tiền giấy bằng tia cực tím và nhiệt độ cao. Bảo tàng Louvre của Pháp cấm thanh toán bằng tiền mặt do Covid-19 bùng phát. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, virus corona có thể tồn tại trên bề mặt tiền giấy trong nhiều ngày, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Nghiên cứu năm 2014 của Đại học New York (Mỹ) cũng xác định 3.000 loại vi khuẩn tồn tại trên tờ USD.

Tại Việt Nam, Chính phủ và Bộ Y tế khuyến khích người dân mua sắm online để hạn chế tiếp xúc. Chỉ thị 11 của Thủ tướng cũng yêu cầu phát triển các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt để đảm bảo an toàn mùa dịch và tăng tính tiện lợi khi mua sắm trực tuyến là thanh toán điện tử.

Thời điểm các kênh giao dịch trực tiếp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thay vì giao dịch bằng tiền mặt thì các các kênh giao dịch online và thanh toán trực tuyến trở nên tiện lợi, an toàn và phù hợp với đông đảo người dùng. Và ngay cả khi dịch bệnh qua đi, thanh toán trực tuyến qua ứng dụng ngân hàng di động, QR Code, công nghệ thanh toán không tiếp xúc qua thẻ...chắc chắn sẽ trở thành phương thức thanh toán phổ biến thay cho tiền mặt bởi tính tiện ích, an toàn và ngày càng hiện đại.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên