Thanh toán kỹ thuật số bùng nổ ở Đông Nam Á
Đông Nam Á được xem như thị trường mới nổi trên nhiều lĩnh vực kỹ thuật số, bao gồm cả giao dịch tài chính thông qua điện thoại thông minh.
- 17-08-2023Vì sao smartphone cần được bảo vệ phần mềm?
- 17-08-2023Nhốt lập trình viên nước ngoài, nhổ 14 chiếc răng để ép viết phần mềm đánh bạc
- 17-08-2023Công an bắt đối tượng lợi dụng lòng trắc ẩn, lừa đảo tiền tỷ của 3.000 người
"Cùng với sự bùng nổ của ngành thương mại kỹ thuật số, thanh toán kỹ thuật số dự kiến sẽ phát triển gấp nhiều lần vào năm 2025 tại khu Đông Nam Á" – trang Statista nhận định.
Sáu quốc gia gồm: Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan là những thị trường lớn nhất với dự đoán mức tăng trưởng cao nhất, không chỉ ở Đông Nam Á mà còn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Tiền mặt vẫn được sử dụng rộng rãi ở Đông Nam Á. Mặc dù vậy, tỉ lệ chấp nhận thanh toán kỹ thuật số vẫn cao và các phương thức thanh toán như ví điện tử và thanh toán không tiếp xúc đang trở nên phổ biến với người tiêu dùng nơi đây. Giá trị giao dịch và khối lượng thanh toán di động ở Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng với tốc độ cao hơn nhiều so với số lượng người dùng" – trang Statista cho biết thêm.
Thanh toán kỹ thuật số đang được sử dụng rộng rãi tại các quốc gia Đông Nam Á. Ảnh: McKinsey
Thực tế, thị trường ví điện tử đã bùng nổ tại các quốc gia ASEAN kể từ sau đại dịch COVID-19.
Thanh toán qua điện thoại thông minh tiếp tục tăng trưởng ổn định với 86 dịch vụ tiền di động ở Đông Nam Á tính đến năm 2022. Nghiên cứu thị trường khẳng định điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch tài chính trong khu vực các nước ASEAN.
Thống kê cho thấy 82% số người chấp nhận thanh toán kỹ thuật số ở Indonesia và Philippines sử dụng thiết bị di động cá nhân Android, trong khi tỉ lệ này ở Malaysia là 76%, 73% ở Thái Lan, 67% ở Việt Nam và 54% ở Singapore.
Người lao động