Thanh tra Chính phủ trả lời về trường hợp bà Nguyệt Hường
Đại diện Thanh tra Chính phủ ngày 22-7 trả lời câu hỏi của chúng tôi về trường hợp bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường không được công nhận tư cách đại biểu QH do nhập quốc tịch Malta.
- 19-07-2016Rút kinh nghiệm vụ ông Trịnh Xuân Thanh, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường
- 18-07-2016Tổng Thư ký Quốc hội nói về trường hợp bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường
- 17-07-2016Không công nhận tư cách ĐBQH bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường
Tại buổi họp báo công tác quý II-2016 của Thanh tra Chính phủ (TTCP) sáng 22-7, ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng - TTCP, đã trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc TTCP thấy gì qua việc bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường không được công nhận tư cách đại biểu Quốc hội (ĐBQH) vì nhập quốc tịch nước ngoài? Trong công tác thanh tra, làm sao để ngăn chặn cán bộ tẩu tán tài sản ra nước ngoài?
Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng, cho biết việc quản lý chi tiêu, chuyển dịch tài sản các giao dịch nước ngoài là vấn đề đang được cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, tìm kiếm đề xuất các biện pháp, phương tiện quản lý.
Đặc biệt TTCP cũng tham gia vào giám sát những biểu hiện loại như thế này, tới đây TTCP sẽ đề xuất những cơ chế để phòng ngừa trong Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi.
Một trong những biện pháp đang được đặt ra là tiến tới tăng cường kiểm soát các giao dịch thông qua tài khoản , các giao dịch có liên quan tới các yếu tố nước ngoài.
“Muốn vậy, trước hết phải hạn chế được việc tiêu dùng tiền mặt. Đề xuất rất mới của chúng tôi là tới đây các giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên là đã phải thực hiện thông qua các tài khoản”- ông Ngô Mạnh Hùng cho hay.
Về những vụ việc như người Việt có tên trong hồ sơ Panama, TTCP cho biết sẽ tăng cường phối hợp với Cục phòng chống rửa tiền, phối hợp với các ngân hàng để phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm.
Người lao động