MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thất bại vì không đủ cố gắng? Còn 2 yếu tố ngoài nỗ lực giúp con người gặt hái thành công, hoàn thành tâm nguyện cả đời

24-01-2022 - 22:34 PM | Lifestyle

“Cố gắng” là một từ rất nặng. Nó được gửi gắm niềm hy vọng to lớn, nhưng phải bỏ ra bao nhiêu cố gắng mới có thể thành công thì không ai cho ta câu trả lời chính xác.

Trong giao tiếp hằng ngày, chắc hẳn bạn đã từng nghe cách nói “thay đổi và tiến bộ hơn sẽ giúp con người thành công". Tiếp theo, làm sao có thể thay đổi và tiến bộ? Có lẽ nhiều người sẽ nói rằng: “Cứ cố gắng thôi!”.

Mỗi lần, khi biết bạn muốn làm việc gì đó, một vài người sẽ khích lệ bạn một câu: “Cố lên! Bạn làm được mà!”.

Hay khi nhìn thấy bạn thất bại trong việc gì đó, họ lại an ủi: “Cố lên! Đừng bỏ cuộc!”.

Thất bại vì không đủ cố gắng? Còn 2 yếu tố ngoài nỗ lực giúp con người gặt hái thành công, hoàn thành tâm nguyện cả đời - Ảnh 1.

“Cố gắng” là một từ rất nặng. Nó được gửi gắm niềm hy vọng to lớn, nhưng phải bỏ ra bao nhiêu cố gắng mới có thể thành công thì không ai cho ta câu trả lời chính xác. Cuối cùng, khi kết quả thất bại, chúng ta lại tự trách bản thân đã không đủ cố gắng, ép chính mình phải nỗ lực hơn nữa.

Tại sao cố gắng không thể khiến chúng ta có được cuộc đời hằng mong muốn?

Người người đều muốn cố gắng, nhưng không phải người nào cũng thật sự hành động!

1. Kiểu nỗ lực suông: Lười biếng là chính, có làm nhưng chỉ ở mức đối phó, không có sự tiến bộ, không có quá trình học tập để trưởng thành.

2. Thiếu nghị lực, sợ hãi hiện thực: Mỗi khi chuẩn bị bắt đầu nỗ lực làm việc gì đó thì lại bị xao nhãng bởi các hoạt động ngoài luồng khác như ngủ, lướt điện thoại, ăn uống,... cuối cùng quay lại than thân trách phận, thở dài vì cuộc đời này quá mệt mỏi.

Thất bại vì không đủ cố gắng? Còn 2 yếu tố ngoài nỗ lực giúp con người gặt hái thành công, hoàn thành tâm nguyện cả đời - Ảnh 2.

Nỗ lực là điều kiện thiết yếu và cơ bản của “thay đổi và tiến bộ”, nhưng nó không phải là điều kiện duy nhất.

Quá trình “thay đổi và tiến bộ” thành công đòi hỏi 3 yếu tố: Cơ hội, trí tuệ và nỗ lực.

Vậy thì trong 3 yếu tố này, cái nào đến trước và cái nào đến sau?

Thật ra, thứ tự của cơ hội, trí tuệ và nỗ lực đều không có quy định cụ thể, vì con đường thành công của mỗi người đều không giống nhau.

Tuy nhiên, theo mô hình sinh thái của Bronfenbrenner, quá trình phát triển của một người bao gồm 4 yếu tố: Con người, quá trình, bối cảnh và thời gian.

4 yếu tố này cùng cấu thành nên sự phát triển và trưởng thành của một người, từ đó hình thành mô hình hành vi bắt đầu từ tuổi ấu thơ.

Thành công hội tụ 3 yếu tố: Cơ hội, trí tuệ và nỗ lực

Thất bại vì không đủ cố gắng? Còn 2 yếu tố ngoài nỗ lực giúp con người gặt hái thành công, hoàn thành tâm nguyện cả đời - Ảnh 3.

Trí tuệ, hay đó chính là năng lực lựa chọn giữa làm và không làm, cái này và cái kia.

Chúng ta thường quan niệm rằng lựa chọn là một điều vô cùng quan trọng vì nó hàm chứa rủi ro và những điều chúng ta không thể biết được trong tương lai.

“Nữ sợ lấy sai chồng, nam sợ làm sai ngành”. Con người bây giờ đều sợ những bước khởi đầu, sợ chuyển hướng sai lầm. Trong khi đó, trí tuệ là công cụ giúp con người đưa ra sự lựa chọn đúng đắn trong mỗi giai đoạn.

Sinh viên năm tư chuẩn bị tốt nghiệp phải đối diện với vấn đề nên học tiếp hay làm việc. Nếu học tập thì lại đắn đo giữa việc đi du học nước ngoài hay học trong nước, còn nếu làm việc thì không biết chọn công việc gì cho hợp với bản thân.

Cuối cùng, câu cửa miệng mà chúng ta thường hay sử dụng đó là “cố gắng” và “nỗ lực”.

Tại sao chúng ta thường thích thảo luận về sự nỗ lực? Vì nỗ lực chính là việc con người giỏi nhất, “dù mọi chuyện có tệ đến đâu thì chỉ cần còn cố gắng thì chúng ta vẫn có thể vượt qua”.

Song, trí tuệ lại lấy EQ và IQ làm cơ bản, không ngừng bồi dưỡng và hoàn thiện mỗi ngày.

Cơ hội có thể nói là thứ hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Điều chúng ta có thể tác động được chính là nắm bắt cơ hội khi nó xuất hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ hội lại là một điều vô cùng hiếm hoi đối với người trẻ mới bước chân vào xã hội, đặc biệt là người xuất thân trong gia đình bình thường. Chính vì vậy, rất ít người chịu để tâm và xem cơ hội là thứ quan trọng trong cuộc đời.

Khi bạn hỏi một người thành công hoặc cho dù hỏi luôn rất nhiều người đi chăng nữa thì câu trả lời của họ đều là “nắm bắt cơ hội”, “cố gắng, cố gắng hơn nữa”, “sử dụng trí tuệ để lựa chọn cho đúng đắn”.

Nếu như nỗ lực không thể giúp bạn có cuộc sống mong muốn, bạn nên nhận thức được điều bản thân thiếu sót không chỉ là sự cố gắng, mà còn là trí tuệ và cơ hội.

Thất bại vì không đủ cố gắng? Còn 2 yếu tố ngoài nỗ lực giúp con người gặt hái thành công, hoàn thành tâm nguyện cả đời - Ảnh 4.

Nếu vẫn không hiểu được bản chất của nỗ lực, bạn có thể thử nhờ một vài người tạo cho bạn sơ hội sáng nghiệp, hoàn cảnh để giao tiếp với người tài giỏi, cung cấp kinh nghiệm trí tuệ. Lúc này, bạn tự nhiên cảm thấy mọi nỗ lực lại thuận lợi đến lạ.

Nếu suy nghĩ kỹ lại, sự thuận lợi này không tự nhiên mà có, mà nó đã hội tụ đủ 3 yếu tố: Cơ hội, trí tuệ và nỗ lực.

Chính vì vậy, khi thất bại trong một việc gì đó, bạn không nên chỉ chăm chăm vào "không đủ cố gắng", mà hãy phân tích xem trí tuệ và cơ hội đã đủ đầy chưa. Từ đó, bạn mới có thể cải thiện những yếu tố thiếu hụt để làm lại từ đầu.

Nỗ lực là một phần trong chỉnh thể thành công. Nếu lỡ thất bại, thay vì buồn bã trách bản thân bất tài thì hãy tìm cách bổ sung khiếm khuyết. Nắm được bản chất của sự nỗ lực, bạn xem như đã bước một chân vào cánh cửa thành công.

(Nguồn: Zhihu)

https://afamily.vn/that-bai-vi-khong-du-co-gang-con-2-yeu-to-ngoai-no-luc-giup-con-nguoi-gat-hai-thanh-cong-hoan-thanh-tam-nguyen-ca-doi-20220124130054723.chn

Theo Phan

Pháp luật & Bạn đọc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên