Thất nghiệp mùa dịch, chàng trai sinh năm 96 vẫn kiếm hơn chục triệu nhờ phục dựng mô hình "di sản miền Tây" mùa nước nổi, lay động bao người xa xứ
Riêng mùa nước nổi, ký ức ở những khu nhà sàn sát mé sông là rực rỡ nhất. Nếu ở vùng cao, nhà sàn để tránh rắn rết, thú dữ thì ở vùng sông nước miền Tây, nhà sàn là để tránh mùa nước nổi.
- 15-07-2021Những gia đình gần đây đột nhiên nổi tiếng vì giàu đến mức "khó tin", người bỏ hơn 200 tỷ xây lâu đài, người gây náo loạn cả miền Tây vì thú vui siêu xe
- 15-07-2021Ảnh, clip: Người Sài Gòn "vui hết nấc" khi tận tay nhận cá cứu trợ từ bà con miền Tây
- 12-07-2021Có một Tây Đô rất lạ: Đâu rồi những tiếng rao, tiếng hò giữa chợ nổi, chỉ thấy phiên chợ "một tiếng rưỡi" đậm chất người miền Tây giữa lòng thành phố
Trong vô vàn công việc làm tại nhà mùa dịch, làm mô hình sa bàn cũng là một cách giết thời gian hữu hiệu trong mùa dịch và bất ngờ thay khi nó cũng mang về một số tiền "khá khẩm" cho chủ nhân.
Không phải là một nghệ nhân về mô hình sa bàn, thế nhưng thực hiện tác phẩm sa bàn khắc hoạ về miền Tây sông nước, anh Trần Hải Nhân (sinh năm 1996, Cần Thơ) đã khiến rất nhiều người tâm đắc, thậm chí nó còn mang về thu nhập "kha khá" trong mùa giãn cách.
Nhớ thương mùa nước nổi miền Tây, cá tôm ngập trời và những kỷ niệm tròn đầy
Vừa ngơi tay với bộ sa bàn khắc hoạ cảnh sông nước miền Tây, anh Nguyễn Hữu Nhân cho biết trong ký ức của anh có phần lớn là về những mùa nước nổi.
"Ngày xưa mình học ở Cần Thơ, mình sống ở nhà sàn sát mé sông, ăn ở đó, ngủ cũng ở đó, mở mắt ra đã thấy cá lội, mưa xuống thì nghe ễnh ương kêu, mình nhớ những ngày tháng ấy, đó là một ký ức tròn đầy, hạnh phúc. Nhờ kinh qua đủ mọi mùi vị cuộc sống trên nhà sàn mùa hạn cũng như mùa nước nổi, mình mới đủ cảm xúc để dựng nên những thứ này".
Lại nói về mùa nước nổi miền Tây, cứ độ khoảng tháng 7 – tháng 10 Âm lịch, con nước thượng nguồn sông Mekông đổ về đồng bằng sông Cửa Long kéo theo phù sa chảy qua các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tứ Giác Long Xuyên. Những cánh đồng ngút ngàn được con nước ôm trọn, nếu như vùng khác gọi là "mùa lũ'" thì người dân miền Tây gọi đó là mùa nước nổi.
"Con nước lững lờ trôi, đất nở hoa cho phù sa tốt tươi.
Đàn cá lội ngoài sông, đang quẫy đuôi lướt xuôi theo dòng"
Mùa nước nổi đã ưu ái dành tặng cho người dân miền Tây một mùa bội thu tôm cá. Hừng đông vừa ló dạng trên những rặng dừa, thôn xóm đã rộn ràng nức mùi khói bếp của những bà vợ dậy sớm chuẩn bị cơm cho chồng đang đi gỡ lưới ngoài bờ ao.
Nước lũ men theo kênh, rạch đổ về đồng ruộng mang theo dưỡng chất của nước non. Ban đầu nước đục sình, phù sa màu mỡ, nhưng đó là thứ "tài nguyên" mà những loại giáp xác, cá cua ưa thích, chỉ sau vài ngày khi "hệ thống thuỷ sinh" - rong, rêu, bèo, lục bình, làm nhiệm vụ lọc nước thì sự trong lành sẽ để lại cho người dân miền Tây nào cá, cua, những con cá lóc chửa cũng nhanh chóng theo mùa mà sản sinh ra bầy lòng ròng (cá lóc mới nở) trú ẩn bên dưới lớp rêu cỏ. Đó là tất cả những cảnh tượng mà một khách thập phương có thể mường tượng về mùa nước nổi ở miền Tây.
Riêng mùa nước nổi, ký ức ở những khu nhà sàn sát mé sông là rực rỡ nhất. Nếu ở vùng cao, nhà sàn để tránh rắn rết, thú dữ thì ở vùng sông nước miền Tây, nhà sàn là để tránh mùa nước nổi.
Nhà sàn ở miền Tây không theo một kiểu mẫu, hình dạng cụ thể nào. Có nơi mực nước thấp, sàn chỉ cao 1 mét có mực nước cao, sàn được dựng lên đến tận 2 – 3 mét. Vào mùa khô, gần nhà sàn thoáng mát, người dân thường đẩy ghe xuồng xuống bên dưới cất cho gọn, hoặc họ còn mắc võng giữa những cột sàn để ngủ trưa. Riêng mùa nước nổi, gần nhà sàn là nơi trú ngụ cho ốc, ghẹ, cua, hàu,... chúng bám theo từng cột sàn, người dân tận dụng bắt vào làm vài bữa cơm.
Nhìn vào mô hình sa bàn này ký ức về miền Tây chợt ùa về với những người con xa quê
Cấu trúc nhà sàn ở miền Tây có thể được đặc tả như nhà 3 gian, trong đó gian giữa là nơi đặt bàn thờ gia tiên và đón tiếp khách. Hai gian hai bên hoặc là để bếp, hoặc là nơi tắm rửa, vệ sinh.
Nhà sàn miền Tây thường được dựng bằng một số loại cây địa phương, chịu nước tốt như tràm, đước, dừa nước... Các thanh cửa thường được sơn xanh hoặc giữ nguyên màu gỗ.
Nhìn chung kiến trúc nhà sàn miền Tây không cụ thể nhưng cực kỳ đề cao tính tiện nghi và đâu đó người ta còn có thể xem nó là "di sản của người miền Tây".
Thu nhập hơn chục triệu trong mùa dịch nhờ cách "giết thời gian" hữu hiệu này!
Vốn dĩ chỉ bắt nguồn từ những ký ức chân thật về nhà sàn mùa nước nổi, chất liệu có sẵn lại đơn giản, anh Trần Hải Nhân đã chăm chút cho tác phẩm đầu tay để giết thời gian mùa dịch. Bất ngờ thay, các tác phẩm của anh được nhiều người hỏi mua sau khi được anh đăng tải trên Facebook cá nhân.
"Trước kia mình học kiến trúc mình cũng có tí kiến thức về mô hình sa bàn. Mình không theo ngành kiến trúc mà về phụ giúp ba mẹ công việc kinh doanh của gia đình, dịch này không có gì làm, mình nhớ đến kỷ niệm với nhà sàn nên mình làm giết thời gian thôi, không ngờ khi đăng lên Facebook được nhiều người hỏi mua và đặt hàng nên mình làm theo đơn đặt hàng".
Anh Nhân cho biết suốt đợt giãn cách vừa rồi, anh nhận hơn 10 đơn hàng làm nhà sàn với giá từ 1.800.000 đồng/mẫu. Thời gian làm mất từ 3 - 7 ngày tuỳ theo độ phức tạp của các mẫu.
"Mình thấy khó nhất là công đoạn pha màu acrylic 3D, vì màu quyết định rất nhiều vào độ chân thật của mô hình", anh Nhân nói.
Anh Nhân chăm chút đến từng chi tiết nhỏ trên mô hình như rong rêu, màu tôn cũ, chổi dừa quét nhà,...
Anh Trần Hải Nhân mất từ 3 - 7 ngày cho 1 mô hình
Khi lắp đèn, ánh sáng tạo ra một không gian cực kỳ chân thật...
Mô hình nhà sàn miền Tây đã hoàn tất để giao khách
Trí thức trẻ