MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Thấy 50 nghìn đồng và 500 nghìn đồng rơi dưới đất, bạn sẽ nhặt tờ tiền nào?" Câu trả lời táo bạo như 'hất nước vào mặt' khiến nhà tuyển dụng tâm phục khẩu phục!

10-11-2021 - 15:24 PM | Sống

'Thấy 50 nghìn đồng và 500 nghìn đồng rơi dưới đất, bạn sẽ nhặt tờ tiền nào?" Câu trả lời táo bạo như 'hất nước vào mặt' khiến nhà tuyển dụng tâm phục khẩu phục!

Ứng viên thông minh là ứng viên biết cách ứng đối linh hoạt, không nhất thiết phải trả lời đủ tất cả các câu hỏi!

Phỏng vấn luôn là cách mà các công ty dùng để kiểm tra sơ bộ khả năng của những người tìm việc.

Khi những doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường, thì việc tìm kiếm nhân tài đã trở thành ưu tiên hàng đầu để họ có đủ sức đứng vững và đánh bại những doanh nghiệp khác.

Trước khi tham gia phỏng vấn, nhiều ứng viên đã cố gắng tìm hiểu về hoàn cảnh, và kiến thức chuyên môn một cách cẩn thận. Nhưng cũng có vài lúc, phải "đứng hình" trước những câu hỏi thử thách bất ngờ từ nhà tuyển dụng.

Đây cũng là lúc để các ứng viên thể hiện chân thật nhất về khả năng của chính mình!

Thấy 50 nghìn đồng và 500 nghìn đồng rơi dưới đất, bạn sẽ nhặt tờ tiền nào? Câu trả lời táo bạo như hất nước vào mặt khiến nhà tuyển dụng tâm phục khẩu phục! - Ảnh 1.

Lê Ngọc Mai là một sinh viên ngành quản trị kinh doanh, vừa mới tốt nghiệp đại học.

Cô ấy không chỉ có thành tích tốt, mà còn là một sinh viên năng động, đã từng tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa vào thời gian rảnh.

Đối với Ngọc Mai, đây là cách tốt nhất để kiếm thêm thu nhập, giảm chi phí cho gia đình, cũng là cách để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm vào CV, có lợi cho mục tiêu xin việc sau này.

So với các sinh viên cùng khối khác, sơ yếu lí lịch của Ngọc Mai có lợi thế hơn nhiều. Cũng vì vậy, cô ấy được gọi tới phỏng vấn cùng hai ứng viên "già dặn" khác.

Ngày hôm đó, trông cách ăn mặc của hai ứng viên đầu tiên rất sang trọng, và toát lên vẻ trưởng thành của người có thâm niên kinh nghiệm nhiều năm. Điều này đã khiến Ngọc Mai thoáng có chút lo lắng.

Sau khi lần lượt giới thiệu bản thân xong, nhà tuyển dụng đã đặt ra câu hỏi thế này:

"Nếu bạn đang đi giữa đường, nhìn thấy dưới chân có 50 nghìn đồng và 500 nghìn đồng, bạn sẽ nhặt cái nào? Trả lời sau 10 giây!"

Thấy 50 nghìn đồng và 500 nghìn đồng rơi dưới đất, bạn sẽ nhặt tờ tiền nào? Câu trả lời táo bạo như hất nước vào mặt khiến nhà tuyển dụng tâm phục khẩu phục! - Ảnh 2.

Chỉ có 10 giây để suy nghĩ, ba người họ bất ngờ nhìn nhau.

Nhưng chưa kịp bàn luận gì thì nhà tuyển dụng đã nhìn sang người đầu tiên.

Người đàn ông trung niên lấy lại bình tĩnh rất nhanh, anh ta đẩy gọng kính, sau đó trả lời: "Nếu dưới chân tôi có 50 nghìn đồng và 500 nghìn đồng, thì tất nhiên tôi sẽ nhặt tờ có mệnh giá cao nhất là 500 nghìn đồng rồi. Chắc chắn ai cũng sẽ có lựa chọn như tôi thôi."

Sau khi nghe câu trả lời đó, người phỏng vấn thất vọng lắc đầu, ra hiệu cho người thứ hai có thể trả lời.

Rút kinh nghiệm từ người đi trước, nhìn thấy sự không hài lòng trong mắt nhà tuyển dụng, nên người phụ nữ này đã đổi câu trả lời mà mình đã nghĩ trong lòng nãy giờ. Thật ra cô ấy muốn nói, bản thân sẽ nhặt cả hai tờ. Nhưng nghĩ lại nói như vậy thật xấu hổ, như thể cô là người xấu, không trung thực.

Thế là người phụ nữ hắng giọng, dùng giọng nói chính trực bày tỏ:

"Nếu là tôi, tôi không nhặt tờ nào cả. Tôi cũng có đạo đức của riêng mình, làm như vậy thật đáng xấu hổ!"

Nói xong, cô ấy nhìn nhà tuyển dụng mong đợi, nhưng họ chẳng hề bày tỏ thái độ gì.

Thấy 50 nghìn đồng và 500 nghìn đồng rơi dưới đất, bạn sẽ nhặt tờ tiền nào? Câu trả lời táo bạo như hất nước vào mặt khiến nhà tuyển dụng tâm phục khẩu phục! - Ảnh 3.

Đến ứng viên thứ ba, cũng là Ngọc Mai, cô thẳng thắn nói với người phỏng vấn:

"Xin phép cho tôi được từ chối trả lời câu hỏi này."

"Tại sao?" Người phỏng vấn thắc mắc.

"Tôi biết thời gian của mọi người rất quý giá. Thế nên tôi biết những vấn đề không chuyên môn thế này sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian mà không tìm hiểu được thế mạnh của chúng tôi là gì.

Để có thể thích nghi nhanh chóng với môi trường công ty bạn, tôi nghĩ bạn chỉ đang thử cách chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề thế nào mà thôi."

Nhà tuyển dụng nghe xong thì hài lòng gật đầu nhìn Ngọc Mai. Họ chấp nhận tuyển dụng cô vào vị trí còn thiếu của công ty.

Hai ứng viên kia tất nhiên rất bất mãn về quyết định kì lạ này. Nhưng đối với người phỏng vấn, họ đặt ra câu hỏi "không liên quan" đó chỉ để kiểm tra xem ứng viên có đủ sáng suốt và can đảm để "vạch trần" bọn họ hay không.

Thật đáng thất vọng khi cả hai nhân viên lâu năm lại rơi vào bẫy của nhà tuyển dụng, và bị câu hỏi dẫn dắt, cuốn đi...

Theo Empathy

Doanh Nghiệp & Tiếp Thị

Trở lên trên