MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thấy gì từ lời cảnh báo của Nga về "những cú sốc kinh tế mới" sau khi dầu thô bị phương Tây áp giá trần?

10-12-2022 - 13:32 PM | Tài chính quốc tế

Thấy gì từ lời cảnh báo của Nga về "những cú sốc kinh tế mới" sau khi dầu thô bị phương Tây áp giá trần?

Điện Kremlin cho biết Nga đang cân nhắc các phương án đáp trả các lệnh cấm vận và hạn chế của phương Tây.

Theo Business Insider, mới đây các nhà phân tích tại Ngân hàng Trung ương Nga đã đưa ra dự đoán về "những cú sốc kinh tế mới" do lệnh cấm vận và mức giá trần của phương Tây đối với dầu mỏ của Nga.

Đầu tuần này, Liên minh châu Âu (EU), G7 và Australia đã chính thức áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu mỏ của Nga. EU cũng đã cấm vận tất cả dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga.

Theo các nhà phân tích thuộc bộ phận nghiên cứu và dự báo của Ngân hàng Trung ương Nga, hai biện pháp nói trên có thể khiến hoạt động kinh tế của Nga "sụt giảm đáng kể" trong những tháng tới.

Các nhà phân tích này cũng nói rằng dự báo của họ có thể không giống với nhận định chính thức của Ngân hàng Trung ương Nga.

Theo các nhà phân tích, nền kinh tế Nga chỉ vừa mới vượt qua "sự suy giảm ngắn hạn" nhờ các đơn đặt hàng của chính phủ gia tăng, thì phương Tây lại tung ra các biện pháp trừng phạt và hạn chế khiến sự bất định gia tăng.

Trong khi các hạn chế về giá cả và nhập khẩu dầu mỏ của phương Tây có thể hạn chế hoạt động kinh tế của Nga trong ngắn hạn, thì các nhà phân tích cho biết sản lượng dầu của Nga có thể giảm trong dài hạn.

Nhóm các nhà phân tích cho biết, thực tế sản lượng dầu của Nga đã giảm nhẹ trong tháng 10, và động lực tăng trong tương lai còn "phụ thuộc vào tác động của các biện pháp hạn chế của các quốc gia không thân thiện".

Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga đang cân nhắc các phương án đáp trả các lệnh cấm vận và hạn chế của phương Tây.

Hãng tin Vedomosti của Nga hôm 7/12 trích dẫn 2 nguồn tin thân cận với nội các Nga tiết lộ 3 trong số các phương án đang được Moska cân nhắc để đáp trả mức giá trần của phương Tây bao gồm: cấm bán dầu cho một số quốc gia, đặt mức chiết khấu giá tối đa cho dầu thô Ural của Nga so với dầu Brent.

Theo TASS, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hôm 4/12 nhận định rằng mức giá trần là "sự can thiệp thô bạo và phi thị trường" có thể gây ra "sự bất ổn, thiếu hụt nguồn năng lượng và giảm đầu tư" trên thị trường.

Trong khi đó, báo Financial Times hôm 5/12 cho biết sau khi phương Tây áp đặt giá trần đối với dầu Nga, tại vùng lãnh hải của Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra một vụ tắc nghẽn nghiêm trọng do Ankara yêu cầu xác nhận bổ sung về việc bảo hiểm tàu chở dầu.

Hồng Anh

Nhịp sống Thị trường

Từ Khóa:
Trở lên trên