Thấy gì từ quyết định 'chiến đến cùng' của TikTok với chính phủ Mỹ?
Việc khởi kiện và quyết theo đuổi đến cùng vụ kiện với chính phủ Mỹ khiến TikTok đối mặt nhiều khó khăn.
- 08-05-2024TikTok và công ty mẹ ByDance kiện Chính phủ liên bang Mỹ
- 06-05-2024Chưa từng có trong lịch sử: Mỹ phẩm Trung Quốc bùng nổ ở ĐNÁ nhờ Tiktok, Temu và Shein, kim ngạch xuất khẩu tăng 100% đạt 7,6 tỷ USD
- 02-05-2024Bản CV giúp chàng trai trẻ được Meta 'trải thảm' đón chào, trả gần 13 tỷ đồng/năm, TikTok và LinkedIn cũng ra sức mời về làm việc
- 29-04-2024Trung Quốc doạ đáp trả nếu Mỹ cấm cửa TikTok
Theo CNBC , tương lai của TikTok trở nên bất định hơn bao giờ hết sau khi công ty truyền thông xã hội kiện chính phủ Mỹ vì đạo luật buộc ByteDance (công ty mẹ của TikTok) phải bán ứng dụng này nếu không muốn phải đối mặt với lệnh cấm quốc gia.
Đạo luật bảo vệ người Mỹ được Tổng thống Joe Biden thông qua hồi tháng 4, cho phép ByteDance có 9 tháng để tìm người mua ứng dụng video dạng ngắn và gia hạn thêm 3 tháng nếu thỏa thuận đang được tiến hành. Đ ạo luật bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát, được thông qua với sự ủng hộ của lưỡng đảng ở cả hai viện của Quốc hội Mỹ.
Vụ kiện khó giải quyết hơn nhiều người nghĩ
TikTok lập luận rằng dự luật trên vi phạm Tu chính án thứ nhất. Việc thoái vốn “không thể thực hiện được, không phải về mặt thương mại, không phải công nghệ và nhất là không hợp pháp”, theo hồ sơ pháp lý của công ty.
Phía TikTok nêu trong đơn kiện đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội Mỹ ban hành luật cấm vĩnh viễn nền tảng phổ biến toàn quốc, cấm người dân Mỹ tham gia vào cộng đồng trực tuyến với hơn 1 tỷ người toàn thế giới. Trong khi đó, các nhà lập pháp Mỹ từ lâu lập luận rằng việc TikTok thuộc sở hữu từ công ty nước ngoài gây ra rủi ro an ninh quốc gia.
Trong thời gian đương nhiệm, cựu Tổng thống Donald Trump nỗ lực cấm nền tảng thông qua lệnh hành pháp vào năm 2020, mở đường cho lệnh cấm tiềm năng. Tuy nỗ lực đó thất bại nhưng đã gây được tiếng vang.
Trước khi luật được thông qua, TikTok đã chi hơn 2 tỷ USD cho sáng kiến mang tên “Dự án Texas” để bảo vệ tốt hơn dữ liệu người dùng Mỹ khỏi ảnh hưởng của nước ngoài. Mặc mọi nỗ lực của nền tảng, các nhà lập pháp tiếp tục thúc đẩy lệnh cấm.
Theo CNBC , TikTok có thành công trong vụ kiện được đệ trình lên Tòa phúc thẩm Mỹ hay không phần lớn phụ thuộc vào cách tòa án nhìn nhận. Liệu đây là vấn đề của Tu chính án thứ nhất hay là mối lo ngại về an ninh quốc gia?
Ông Gus Hurwitz - Giám đốc học thuật của Trung tâm Công nghệ, đổi mới và cạnh tranh tại Trường Luật Pennsylvania Carey, Đại học Pennsylvania - cho biết, Tòa phúc thẩm DC có thể đồng ý xét xử vụ việc nhanh chóng, nghĩa là phán quyết hoàn chỉnh có thể được đưa ra trước khi TikTok "bán mình".
Ông Hurwitz cho biết TikTok và ByteDance có thể sẽ yêu cầu hoãn thi hành án hoặc đưa ra lệnh sơ bộ với tòa án cho đến khi đạt được quyết định.
“Nếu tòa án không áp dụng lệnh tạm hoãn như vậy, tôi nghĩ đó thực sự là tín hiệu xấu đối với TikTok và ByteDance", ông Hurwitz nói với CNBC và cho rằng TikTok cũng có thể đệ đơn trong vụ kiện khác với tư cách đại diện cho người dùng của nền tảng.
Theo ông Hurwitz, điều này củng cố lập luận của TikTok cho rằng những luật cấm của chính phủ Mỹ đang vi phạm Tu chính án thứ nhất. Khi tòa án xem nó dưới lăng kính đó, Quốc hội Mỹ khó có cơ hội thắng kiện.
“Đây là vấn đề thực sự khó khăn đối với cả hai bên", ông Gus Hurwitz nói thêm.
Ông Gautam Hans - phó giáo sư luật lâm sàng tại Trường Luật Cornell, Đại học Cornell - cho biết tòa án rất coi trọng vấn đề đàn áp ngôn luận nhưng cũng chú trọng vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia. Ông cho rằng hai ưu tiên này hiếm khi xảy ra xung đột.
“Những tình huống này tương đối hiếm. Theo hiểu biết của tôi, đạo luật này chưa từng có”, ông Hans nói trong một cuộc phỏng vấn.
Phó giáo sư Hans nói thêm rằng đạo luật vừa được chính phủ Mỹ ban hành khác với những nỗ lực cấm TikTok trước đây. Do nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng, dự luật có thể gây tác động mạnh, ảnh hưởng đến phán quyết của tòa án. B ất kể điều gì xảy ra tại tòa phúc thẩm, nhiều khả năng vụ việc sẽ được đưa lên tòa án tối cao Mỹ.
"Vụ việc này sẽ được giải quyết dễ dàng như mọi người nghĩ", ông Gautam Hans chia sẻ thêm.
"Miếng mồi ngon" TikTok
CNBC cho rằng ByteDance có thể đơn giản hóa quy trình và đồng ý thoái vốn TikTok để chủ sở hữu của nền tảng thuộc về công ty bên ngoài Trung Quốc. Song, quan điểm của công ty là "thà đóng cửa TikTok ở Mỹ còn hơn là bán đi ứng dụng 1 tỷ người dùng".
"Đừng nhầm lẫn, đây là lệnh cấm", ông Shou Chew - Giám đốc điều hành TikTok - lên tiếng.
ByteDance cho rằng việc bán lại TikTok có nhiều vấn đề tồn đọng, phức tạp nhất là thuật toán của TikTok. Đây vốn được xem là phần công nghệ quan trọng cho phép ứng dụng đưa ra đề xuất cho người dùng.
Nếu thông qua thương vụ bán lại, công ty đến từ Trung Quốc có thể sẽ phải phê duyệt việc chuyển giao thuật toán, một động thái mà các chuyên gia cho là "khó có khả năng xảy ra".
“Nó như việc giống như bạn muốn bán căn nhà nhưng lại tháo hết cửa sổ và cửa ra vào. Ai sẽ mua nó?”, Phó giáo sư Hans bày tỏ quan điểm về việc mua bán TikTok.
Giữa lúc TikTok kiện tụng chính phủ Mỹ, nhiều người quan tâm đến thương vụ mua lại nền tảng có 1 tỷ người dùng.
Ông Steven Mnuchin - Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ - nói với CNBC rằng ông “rất quan tâm” đến việc mua hoặc đầu tư vào TikTok. Ông cho rằng ngay cả khi không có thuật toán, nền tảng này vẫn có thể được xây dựng lại trong vòng một năm. Tuy nhiên, đây sẽ là thỏa thuận khó khăn hơn nhiều nếu TikTok sa lầy vào kiện tụng.
“Kết quả tốt nhất là nếu họ đồng ý thực hiện thỏa thuận ngay bây giờ và bạn có một năm để xây dựng lại công nghệ, chúng tôi sẽ mất rất nhiều thời gian, bỏ ra nỗ lực lớn nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được”, Mnuchin nói.
Hiện tại, TikTok có thể tiếp tục hoạt động. Các chuyên gia cho rằng công ty mẹ của nền tảng không có ý định bán hoặc ngừng kinh doanh ở Mỹ, theo đuổi kiện tụng đến phút cuối.
“Điều này sẽ mất thời gian dài và khiến nhiều bên mệt mỏi”, Phó giáo sư Gautam Hans nói với CNBC.
Tiền Phong