Thấy gì từ 'sóng' vàng năm 2021?
Từ đầu năm đến nay, vàng SJC đã tăng giá hơn 10%, hiện giao dịch ở mức 60 - 61 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Tuy nhiên, đây không phải mức giá cao nhất của vàng SJC trong năm 2021. Giữa tháng 11/2021, giá vàng SJC từng vượt 62 triệu đồng/lượng, lên cao nhất mọi thời đại. Giá vàng SJC tăng cao, ngược chiều với giá thế giới, khiến chênh lệch trong nước - quốc tế ngày càng lớn, đỉnh điểm lên hơn 12 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch quá lớn này gây thiệt thòi cho người mua vàng.
- 19-12-2021Sau khi vượt 1.800 USD, giá vàng sẽ ra sao trong tuần tới?
- 18-12-2021Giá đô tăng vọt, vàng vượt 1.800 USD khi nhà đầu tư tháo chạy khỏi tài sản rủi ro, Bitcoin lao dốc mạnh
- 17-12-2021USD giảm đẩy giá vàng tăng vọt, Bitcoin cũng đi lên
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) nhận định: “ Vàng chủ yếu lưu thông trong dân , họ ít bán ra. Giá cao như vậy nhưng người dân vẫn thận trọng, không bán ra vì lo ngại lạm phát”. Ngoài ra, vàng nguyên liệu trong nước khan hiếm vì từ năm 2012 đến nay, Nhà nước không cho nhập khẩu vàng để sản xuất vàng SJC.
Theo ông Hùng, VGTA đã nhiều lần đề xuất Chính phủ, Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia , nhằm tạo sự liên thông giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới, trước mắt có thể thí điểm mô hình này tại TPHCM hoặc Hà Nội. Theo đó, Sở giao dịch vàng quốc gia sẽ giúp loại bỏ những sàn vàng chui hoạt động bất hợp pháp, tăng huy động vàng trong dân, giảm thiểu giao dịch bằng tiền mặt và chống thất thu thuế. Đồng thời, VGTA cũng kiến nghị bỏ quy định NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng và không sử dụng một loại vàng miếng SJC làm thương hiệu độc quyền như lâu nay, mà nên cấp phép cho một số công ty đủ điều kiện để sản xuất vàng miếng.
Nhu cầu tiêu thụ vàng giảm mạnh
Số liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới cho thấy, quý 3/2021, nhu cầu đối với vàng của người tiêu dùng Việt giảm 50% so với cùng kỳ năm 2020. Ông Andrew Naylor, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) tại Hội đồng Vàng thế giới, cho biết: “Nhu cầu đối với vàng của người tiêu dùng Việt Nam giảm một nửa trong quý 3 năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là việc giãn cách xã hội kéo dài nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19, khiến nhu cầu mua bán trang sức, vàng miếng và tiền xu bị ảnh hưởng đáng kể”.
Nhu cầu đầu tư vào vàng hiện nay của người dân không còn quá nhiều so với thời gian sốt nóng những năm trước. Thời điểm giá vàng tăng vọt lên 62 triệu đồng/lượng, tại “phố vàng” Trần Nhân Tông (Hà Nội), lượng người đến giao dịch chủ yếu tập trung ở các cửa hàng lớn, còn lại lác đác khách mua bán sản phẩm trang sức. Một số hệ thống kinh doanh lớn cũng chỉ đón lượng khách tăng khoảng 25% so với bình thường. Nhu cầu đầu tư vàng hiện nay thấp hơn so với những kênh đầu tư khác. Vàng tăng giá hơn 10%/ năm có phần “lép vế” trước các kênh chứng khoán, tiền ảo gây sốt thời gian qua.
Trên thị trường thế giới, giá vàng năm 2021 trải qua 3 đợt “sóng lớn”: tháng 1, tháng 6 và tháng 11. Biến động giá vàng thế giới liên quan nhiều tới diễn biến dịch bệnh, những lần xuất hiện biến chủng mới: Delta, Omicron, và quyết định điều hành chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Giá vàng thế giới đạt đỉnh 2021 ngay trong ngày đầu tiên năm mới (4/1) ở ngưỡng 1.942 USD/ounce.
Tiền phong