MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thấy gì từ việc các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm thị trường bán lẻ Việt Nam?

Thời gian gần đây nhiều thương vụ “thâu tóm” các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã được thực hiện thành công bởi các đại gia đến từ Thái Lan, Hà Quốc Nhật Bản. Thị trường bán lẻ Việt Nam vốn còn nhiều dư địa, tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, “miếng bánh” thị trường bán lẻ còn nhiều tiềm năng này lại đang là “sân chơi” và mảnh đất màu mỡ để các ông lớn doanh nghiệp nước ngoài nhắm tới.

  • Việc độc quyền cho SJC làm thương hiệu vàng quốc gia dẫn đến thiếu sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Cụ thể, người dân phải bán vàng miếng các thương hiệu vàng khác mà họ đã mua nắm giữ từ bao lâu với giá rẻ hơn vàng SJC, mặc dù chất lượng như nhau
  • “Việc đầu tư tài chính hiện nay càng phải thận trọng hơn bao giờ hết. Nhà đầu tư chưa am hiểu chứng khoán, còn trái phiếu doanh nghiệp chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, bất động sản đóng băng; nếu lựa chọn an toàn, nhà đầu tư có thể chọn gửi tiết kiệm ngân hàng

Trong khi doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam vẫn đang loay hoay với bài toán chật vật để tồn tại. Vậy đâu là nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt dễ bị “thâu tóm”, chưa dành được thế chủ động ở thị trường bán lẻ ngay trên sân nhà?

Trong bối cảnh thị trường bán lẻ Việt đứng trước khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn đứng vững phát triển

Trong bối cảnh thị trường bán lẻ Việt đứng trước khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn đứng vững phát triển

Cuộc “đổ bộ” của nhà đầu tư ngoại

Theo những số liệu công bố trên báo chí mới đây cho biết, cả nước hiện có hơn 700 siêu thị, 132 trung tâm thương mại. Và trong tương lai những con số này có thể thay đổi, phát triển nhanh chóng cùng với xu thế phát triển chung của xã hội. Sự phát triển ấy cũng đồng nghĩa tạo ra những cơ hội dành cho các doanh nghiệp nước ngoài đổ bộ vào thị trường bán lẻ của Việt Nam vốn còn nhiều dư địa phát triển này.

Minh chứng rõ nhất là vào cuối tháng 4 vừa qua, tập đoàn Casino (Pháp) công bố bán chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam cho tập đoàn Central Group (Thái Lan) với giá hơn 1,1 triệu USD. Trước đó, vào cuối năm 2015, tập đoàn này cũng mua cổ phẩn của Lan Chi Mart.

Mặt khác, ở thời điểm trước cũng đã có nhiều đại gia nước ngoài trong ngành bán lẻ đặt chân vào thị trường Việt Nam như: Aeon Mall (Nhật Bản); Lotte (Hàn Quốc), Berli Jucker (Thái Lan)...

Bên cạnh đó, hoạt động liên doanh liên kết cũng là xu hướng được các nhà bán lẻ nhắm đến để thâm nhập thị trường Việt Nam. Theo tìm hiểu nhiều doanh nghiệp bán lẻ của Hàn Quốc và Nhật Bản thông qua hình thức liên doanh, liên kết đã nắm giữ khoảng 20-40% cổ phần của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu của Việt Nam.

Lý giải về nguyên nhân tại sao chỉ trong khoảng thời gian ngắn, thị trường bán lẻ Việt Nam lại xuất hiện nhiều ông lớn doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, chuyên gia kinh tế GS.TS Ngô Trí Long cho rằng, với dân số đông, thu nhập của Việt Nam ngày một cải thiện, tốc độ phát triển nhanh thì đó là những yếu tố cho thấy thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng.Và đó cũng những điều kiện cơ bản “hút” các nhà đầu tư ngoại. Mặt khác, trong bối cảnh, trong điều kiện, xu thế hội nhập Việt Nam là một trong những thị trường có điều kiện thuận lợi nhất dành cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi những cơ chế, chính sách ưu đãi từ nhà nước.

“Hiện nay đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ, bắt đầu mình đã mở cửa. Chính những điều kiện đó là thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài họ vào. Mà các doanh nghiệp nước ngoài họ vào thì tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, thương hiệu thì các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn thua họ xa. Họ phát huy lợi thế, tận dụng các cơ hội này bắt đầu họ vào, thâu tóm một số thị trường bán lẻ trong nước” – chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích.

Ông Long nhận định các “ông lớn” nước ngoài đổ bộ vào thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tạo ra cơ hội lớn cho người tiêu dùng có thể tiếp cận với nhiều loại sản phẩm hàng hóa với giá cả hợp lý, chất lượng tốt. Tuy nhiên, đó cũng là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa phải cạnh tranh sòng phẳng để tồn tại. Qua đó, bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kinh doanh của mình.

“Đối với các doanh nghiệp bản lẻ Việt Nam thì cơ hội và thách thức cũng có. Nghĩa là cơ hội là được tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài. Mà cũng là điều kiện để có thể liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời cũng là cơ hội tiếp xúc với một môi trường tốt hơn, một điều kiện mới hơn. Thách thức lớn nhất của nó trong bối cảnh hiện nay trong bối cảnh hiện nay là sự cạnh tranh gay gắt. Mà cạnh tranh trong điều kiện và trong cái thế và lực mình không bằng các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thì đó là thách thức lớn nhất. Còn đối người tiêu dùng chắc chắn một khi thị trường càng cạnh tranh bao nhiêu ấy thì người tiêu dùng càng có lợi bấy nhiêu” – ông Long cho hay.

Hướng nào cho doanh nghiệp bán lẻ Việt?

Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần làm gì để tránh bị thâu tóm, phá sản, tránh thua trên sân nhà? – đó đang là câu hỏi, băn khoăn thậm chí là lo lắng của rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay trước những áp lực cạnh tranh, thâu tóm, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đang rình rập.

Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần làm gì để tránh bị thâu tóm, phá sản, tránh thua trên sân nhà?
Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần làm gì để tránh bị thâu tóm, phá sản, tránh thua trên sân nhà?

Theo quan điểm của ông Long thì việc các doanh nghiệp nước ngoài “đổ bộ” vào thâu tóm nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt thời gian qua là cái lẽ bình thường trong hoạt động kinh doanh, không có gì phải đáng ngại. Quan trọng là làm sao để cho người tiêu dùng được hưởng lợi lớn nhất thì đó mới là câu chuyện.

Có nghĩa là nó sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh tranh gay gắt hơn, buộc các doanh nghiệp phải hoạt động tốt hơn, phục vụ tốt hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, làm cho môi trường kinh doanh của mình tốt hơn.

Tuy nhiên, trái với những lo lắng, bi quan nhiều doanh nghiệp bán lẻ nội địa hiện nay trên thực tế cho thấy, trước áp lực khó khăn, nhiều doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam vẫn đứng vững và phát triển tốt như chuỗi hệ thống VinMart và VinMart+ là 2 (thương hiệu chuỗi bán lẻ thuộc tập đoàn Vingroup); hay Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra)…

Đánh giá những khó khăn của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay gặp phải, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới về cách quản trị, đổi mới về phương thức bán hàng, phương thức phục vụ, đồng thời tìm nguồn hàng làm sao giữ được chữ tín trên thương trường. Tùy từng ngành hàng, sản phẩm, lĩnh vực để phát huy thế mạnh của doanh nghiệp và cũng từ đó để khắc phục những hạn chế của mình để tồn tại, phát triển.

Tuy nhiên, ông Long cũng không quên chỉ ra những tồn tại, hạn chế và những điểm yếu khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam có tên tuổi trên thị trường bán lẻ vẫn phải ngậm ngùi bán thương hiệu bị các doanh nghiệp nước ngoài “thâu tóm” khi đã mất bao công sức để gây dựng thương hiệu như: từ chạy thủ tục hành chính, giấy tờ, thuê địa điểm, vị trí, chi phí bôi trơn, thị phần... tất những việc khó nhất doanh nghiệp đã làm. Vậy tại sao doanh nghiệp Việt lại dễ dàng bị thâu tóm?

Ông Long lý giải: Trong hoạt động kinh doanh, anh nào cũng tính đến hiệu quả. Nếu tiếp tục anh tồn tại mà anh không cạnh tranh nổi, anh thua, thì cuối cùng anh phá sản, anh còn thiệt thòi nhiều hơn. Thế nên, bài toán đặt ra lúc đó là nếu bán doanh nghiệp cho người khác thâu tóm mà có lợi hơn, có hiệu quả hơn thì chắc chắn là họ sẽ phải bán. Bởi lẽ, người muốn thâu tóm thì chắc chắc phải trả một cái giá cao hơn, nó phải hiệu quả hơn. Từ việc tính toán thiệt hơn trong lợi ích kinh doanh làm sao hiệu quả nhất cho doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng.

Trước những lo ngại về sự độc chiếm của các sản phẩm nước ngoài đến từ những doanh nghiệp bán lẻ đang hiện diện ở thị trường nội địa sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng do Việt Nam sản xuất cung ứng, ông Long cho rằng, đó là điều khó xẩy ra bởi mặt hàng nào trên thị trường cũng phụ thuộc vào giá cả, chất lượng, cộng với phương thức bán... Nếu gốc gác của hàng Việt Nam giải quyết được vấn đề chất lượng tốt, giá cả hợp lý thì chắc chắn sẽ không sợ gì bị thua trên ngay sân nhà. Không lo bị hàng khác nó tràn vào.

Cho nên giải quyết vấn đề ở đây không phải chỉ nguyên khâu bán lẻ mà gốc gác phải giải quyết buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải hoạt động có hiệu quả hơn tốt hơn, tốt hơn hàng hóa chất lượng hơn, giá hợp lý hơn thì anh mới tồn tại được. Đây là câu chuyện của cả một hệ thống, cả một chuỗi chứ không phải đơn thuần là chỉ mình anh bán lẻ thua thiệt, mất khả năng cạnh tranh.

Từ câu chuyện thời gian qua nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt bị các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm đặt ra một vấn đề đó như là một “lời cảnh tỉnh”, một thông điệp về năng lực cạnh tranh cũng như chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam hiện đang có vấn đề.

“Nếu năng lực cạnh tranh, tiềm lực của anh mà mạnh thì không bao giờ nó có thể thâu tóm mua được anh. Cho nên đây là biểu hiện dấu hiệu đầu tiên, biểu hiện. nếu mà anh không tiếp tục cải cách, cải tổ tốt hơn, cuối cùng anh sẽ phá sản thua thiệt” – GS.TS Ngô Trí Long cho biết.

Ông Long cũng có lời khuyên dành cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay, nếu không đối đầu trực tiếp, không cạnh tranh nổi thì nên chủ động tìm hướng mới, tìm ngách riêng, một hướng đi khác biệt thì mới tồn tại và mới phát triển được. Điều quan trọng là anh phải biết biến khó khăn thách thức đó thành cơ hội và thuận lợi cho mình. Đây là bài toán đặt ra cho từng doanh nghiệp, ngành hàng, lĩnh vực đối với doanh nghiệp bán lẻ.

Theo Lê Huy Thảo

Báo xây dựng

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên