MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thấy gì từ việc chứng khoán tăng liên tiếp ngay đầu năm?

Đà tăng trên thị trường vẫn được ủng hộ bởi dòng tiền khi thanh khoản thị trường được giữ trên mức trung bình 20 phiên. Tuy nhiên, chỉ báo kỹ thuật cho thấy áp lực chốt lời đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa vẫn ở mức cao, qua đó kìm hãm đà tăng của chỉ số này khi tiến về mức cản quan trọng.

Chuỗi tăng kéo dài suốt tuần đưa VN-Index lên 1.154 điểm, tăng 2,28% so với tuần trước. Sự bứt phá trong tuần qua được đóng góp chủ yếu nhờ ngành ngân hàng - nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn ghi nhận tín hiệu vượt đỉnh như: ACB, BID, MBB.

Nhóm cố phiếu vốn hóa lớn, ngân hàng giao dịch tích cực với thông tin tăng trưởng tín dụng gần đạt chỉ tiêu năm 2023 và mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024. Kết tuần, MBB (tăng 9,92%), VCB (tăng 7,35%), OCB (tăng 7,15%), CTG (tăng 7,01%), SHB (tăng 6,94%)...

Giá trị giao dịch khớp lệnh trung bình trên cả 3 sàn đạt hơn 19.000 tỷ đồng, tăng 31,43% so với tuần trước. Khối ngoại nhanh chóng chuyển sang trạng thái bán ròng với giá trị 640 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cá nhân có tuần bán ròng thứ 2 liên tiếp với giá trị 363 tỷ đồng. Ngược lại, tổ chức trong nước mua ròng với giá trị đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

Cả khối ngoại và

Tuần qua, khối ngoại tập trung bán ròng mạnh nhất với chứng chỉ quỹ FUEVFVND (1184,8 tỷ), VHM (158,5 tỷ), SHB (100,3 tỷ)… Ngược lại, khối ngoại duy trì đà mua ròng mạnh ở VCB với giá trị 316,1 tỷ đồng, kế đến là VPB (134,4 tỷ), VHC (85,8 tỷ)…

Chuyên gia từ Chứng khoán kiến thiết CSI cho rằng, xét về xu hướng, những gì diễn ra trong tuần đầu tiên của năm mới 2024 đang củng cố cho xu hướng tăng điểm đã được thiết lập trong tuần cuối của năm 2023. Chuyên gia kỳ vọng VN-Index sẽ hướng tới mốc kháng cự 1.200 điểm trong các tuần tới, tuy nhiên không loại trừ khả năng rung lắc ở ngưỡng 1.165 - 1.175 điểm.

Dưới góc nhìn của nhóm phân tích từ Chứng khoán Tiên Phong (TPS), đà tăng trên thị trường vẫn được ủng hộ bởi dòng tiền khi thanh khoản thị trường được giữ trên mức trung bình 20 phiên. Tuy nhiên, chỉ báo kỹ thuật cho thấy áp lực chốt lời đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa vẫn ở mức cao, qua đó kìm hãm đà tăng của chỉ số này khi tiến về mức cản quan trọng. Đây là tác nhân chính khiến chỉ số chung chưa thể vượt cản mặc dù đà tăng của VN30 là rất tốt. Theo đó, trong tuần tới, vùng 1.150-1.160 điểm vẫn là kháng cự quan trọng mà chỉ số cần vượt qua, nhằm mở ra triển vọng tăng điểm dài hơi hơn cho thị trường.

Nhóm phân tích của Chứng khoán Sài gòn - Hà Nội (SHS) cho rằng, trong ngắn hạn VN-Index đang ở ngay ngưỡng cản 1.150 và các phiên tới có thể có rung lắc. Với tình trạng vĩ mô tốt, xấu đan xen, việc thị trường hướng tới vận động tìm điểm cân bằng lại để tích lũy là phù hợp.

“Trong nước, GDP các quý tăng dần, nhưng tốc độ không đạt kỳ vọng, tăng trưởng tín dụng yếu cho thấy nền kinh tế đang có khả năng hấp thụ vốn thấp. Những khó khăn đối với thị trường bất động sản và đặc biệt là thị trường trái phiếu vẫn chưa có bước chuyển biến căn cơ. Kinh tế toàn cầu khó lường và tăng trưởng thấp, đặc biệt khu vực EU có nhiều nền kinh tế bước vào suy thoái như Đức, Hà Lan... Điểm tích cực là tình hình lạm phát đã bình ổn và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phát tín hiệu dừng tăng lãi suất, đồng thời để ngỏ khả năng khởi động chu kỳ giảm lãi trong năm 2024”, SHS phân tích.

Về triển vọng trung, dài hạn, theo chuyên gia SHS, thị trường đang dần củng cố và hình thành nền tảng tích lũy, nhưng quá trình này sẽ kéo dài, Nhà có thể giải ngân nhưng với quan điểm mua tích lũy dần, vì thời điểm hình thành uptrend (xu hướng tăng) mới sẽ còn khá dài.

Theo Việt Linh

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên