Thấy gò đất cỏ không thể mọc, chuyên gia đào sâu 5m lập tức phong tỏa hiện trường: "Kho báu" xuất hiện!
Bên dưới gò đất cao 30 mét này là một "kho báu" đối với giới khảo cổ học.
- 01-10-2024Những kho báu dưới đáy đại dương
- 01-10-2024Dò kim loại, thanh niên đào được kho báu bằng vàng quý giá
- 24-09-2024Đang đào đất, người đàn ông tìm thấy "kho báu" trị giá 17 tỷ đồng
Sau nhà Tần, nhà Hán là hoàng triều thứ hai trong lịch sử Trung Quốc. Trải dài hơn 4 thế kỷ qua 25 đời vua, nhà Hán được xem là triều đại hoàng kim, phát triển rực rỡ và có sức ảnh hưởng đến tận ngày nay.
Đó là lý do những tay trộm mộ rất ưa thích trộm được lăng mộ vua chúa, hoàng tộc thời Hán với hy vọng "đổi đời sau một đêm". Nếu so với các chuyên gia khảo cổ, những tay trộm mộ cổ khét tiếng có thể có kinh nghiệm săn tìm ngang ngửa chuyên gia: Chúng sẽ nhìn vào vị trí địa lý, hướng phong thủy cũng như màu sắc, kết cấu của đất để đưa ra những nhận định ban đầu rằng khu đất này có cổ mộ hay không.
Vì những tên cướp mộ hành nghề này để kiếm sống nên để bảo vệ sự toàn vẹn của lịch sử, các chuyên gia Trung Quốc và người dân ngày càng chú trọng đến việc bảo vệ di tích văn hóa, đặc biệt là những cổ mộ cách đây hàng nghìn năm. Phát hiện khảo cổ chấn động năm 1991 là một câu chuyện như thế.
Dưới chân núi Hải Sơn ở phía Tây Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc có một lò gạch cũ, nơi dân địa phương thường lấy đất tại chỗ để nung gạch. Khi công nhân tiến hành lấy đất tại đây, họ tìm thấy một số lượng lớn đồ đồng. Khi biết đây có thể là những đồ cổ có giá trị, nhóm công nhân này nổi lòng tham cướp phá và đem giấu toàn bộ cổ vật tìm thấy, thậm chí, họ còn ẩu đả, tranh giành các món đồ kim loại vừa tìm thấy.
Dân làng thấy vậy bèn tức tốc báo cho chính quyền địa phương. Ngay sau đó, các nhà khảo cổ và cảnh sát đã đến hiện trường, tất cả các di vật văn hóa bị công nhân cướp phá đã lần lượt được thu hồi.
Phát hiện thứ màu xanh bí ẩn dưới gò đất "cỏ khổng thể mọc"
Các nhà khảo cổ đã kiểm tra cẩn thận khu vực này và phát hiện ra rằng gần lò gạch cũ có một gò đất cao 30 mét "trọc" hoàn toàn, không thấy cỏ cây mọc phía trên, dù bốn bề xung quanh cỏ mọc um tùm. Điều này rất kỳ lạ!
Bằng kinh nghiệm dày dặn của mình, các nhà khảo cổ đã quyết định đào sâu xuống dưới để tìm hiểu xem bên dưới như thế nào. Quả nhiên, khi đào được 5 mét xuống dưới đất, hộ thấy có thứ màu xanh lục xuất hiện. Đó chính là bùn nhão màu xanh, loại bùn đặc biệt chuyên dùng để "phong ấn" các ngôi mộ cổ có giá trị.
Cuộc khảo cổ trở nên ngày một quy mô. Chuyên gia đưa các loại máy móc công nghệ thời đó vào cuộc và phát hiện thêm nhiều di vật lịch sử có giá trị cao. Ngạc nhiên hơn nữa, họ phát hiện một ngôi mộ quy mô rất lớn, xây theo hình chữ "Trung" (中) - một kiểu kiến trúc điển hình của giới hoàng tộc nhà Hán. Bên trong mộ chứa hơn 7.000 di vật văn hóa, hầu hết đều có niên đại thời nhà Hán.
Khi chuẩn bị bắt tay điều tra chủ nhân của ngôi mộ, các chuyên gia nhận thấy rằng dân làng gần đó vì tò mò với quy mô khổng lồ của mộ cổ nên đến xem rất đông. Để đảm bảo an toàn cho lăng mộ cũng như giúp cho quá trình khảo cổ được suôn sẻ, họ nhanh chóng nộp đơn lên chính quyền xin phong tỏa địa điểm khảo cổ này vĩnh viễn.
Điều này vừa giúp tránh được những nguy cơ từ bọn trộm mộ đến cướp bóc ban đêm, vừa giúp cho các nhà khảo cổ chuyên tâm làm việc.
Dựa trên những di tích văn hóa được khai quật, các nhà khảo cổ xác định chủ nhân lăng mộ là Lưu Thuấn thời Tây Hán. Ông là con trai của Hán Cảnh Đế (tại vị từ năm 157 TCN đến năm 141 TCN) với Vương phu nhân; đồng thời là em trai của Hán Vũ Đế (trị vì từ năm 141 TCN đến năm 87 TCN).
Lưu Thuấn được vua cha giao cho cải quản một vùng đất rộng lớn, trù phú - nay là Thạch Gia Trang. Vì thuộc dòng dõi hoàng thân quốc thích nên Lưu Thuấn là một người cao ngạo, cả một đời tìm kiếm vinh hoa phú quý. Đến khi qua đời cũng được chôn cất cùng hàng nghìn đồ tùy táng giá trị.
Sở dĩ, Lưu Thuấn cho chọn khu gò đất cao nhất tại Thạch Gia Trang để làm lăng mộ cho mình là vì, khu vực Thạch Gia Trang vốn bằng phẳng nhưng lại xuất hiện một gò đất cao, tựa lưng vào núi Hải Sơn. Theo phong thủy cổ xưa, đây là vị trí đắc địa, vững chãi, tọa một chỗ mà có thể phóng tầm mắt nhìn ra bốn bề.
May mắn thay, những đồ tùy táng trong mộ cổ thời Tây Hán này vẫn còn khá nguyên vẹn. Sự can thiệp kịp thời của dân làng và sự ra tay kịp thời của các chuyên gia đã giúp Trung Quốc bảo toàn được di tích lịch sử hàng ngàn năm.
Tham khảo: Sohu, CCTV
Đời sống & pháp luật