MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thấy người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ ra 3 điều NÊN LÀM và 3 điều KHÔNG NÊN LÀM để an toàn cho bệnh nhân

11-12-2020 - 21:09 PM | Sống

Thấy người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ ra 3 điều NÊN LÀM và 3 điều KHÔNG NÊN LÀM để an toàn cho bệnh nhân

Dựa theo các khuyến cáo từ bệnh viện đại học University of Pennsylvania, Hội Đột Quỵ Hoa Kỳ, và Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, BS Trần Huỳnh đã hướng dẫn người dân 3 ĐIỀU NÊN LÀM và 3 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM khi bắt gặp một người bị đột quỵ như sau.

Ngày nay, đột quỵ được coi là căn bệnh đáng sợ hơn cả ung thư. Cùng với bệnh tim mạch, đột quỵ là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên cả ung thư. Mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong do đột quỵ. Đột quỵ là tình huống mà bất cứ ai cũng có thể gặp. Trên thế giới cứ 6 giây có 1 người đột quỵ, 6 triệu người toàn cầu tử vong mỗi năm vì căn bệnh này.

Gần đây, trường hợp nghệ sĩ Chí Tài qua đời đột ngột do đột quỵ lại càng khiến cho mối quan tâm của nhiều người về căn bệnh này được đẩy lên cao hơn. Hiểu một cách đơn giản, đột quỵ là tình trạng mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não. Đột quỵ chính là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong cao.

Vậy khi thấy một người có biểu hiện đột quỵ, chúng ta cần phải làm gì và tránh làm gì để tốt nhất cho người bệnh? Trong một chương trình livestream, PGS, BS Trần Huỳnh (tên tiếng Anh là Huynh Wynn Tran, Giảng viên đại học y khoa California Northstate University, Trung tâm y khoa – Wynn Medical Center, Los Angeles, California, Hoa Kỳ) đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi "Nên làm gì nếu thấy ai đó bị đột quỵ?".

Dựa theo các khuyến cáo từ bệnh viện đại học University of Pennsylvania, Hội Đột Quỵ Hoa Kỳ, và Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, BS Trần Huỳnh đã hướng dẫn người dân 3 ĐIỀU NÊN LÀM và 3 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM khi bắt gặp một người bị đột quỵ như sau:

3 ĐIỀU NÊN LÀM

Thấy người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ ra 3 điều NÊN LÀM và 3 điều KHÔNG NÊN LÀM để an toàn cho bệnh nhân - Ảnh 1.

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất.

Các triệu chứng thường gặp của đột quỵ gồm đột ngột bị méo mặt, lệch một bên mặt (Face), yếu, tê, liệt tay chân một bên (Arm). Hãy hỏi bệnh nhân có thể đưa tay, co chân hay không và để ý xem giọng nói thay đổi (Speech). Các triệu chứng khác gồm nhức đầu, mắt mờ, lơ mơ, mất cân bằng khi đi đứng.

Các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra rất nhanh, khác hẳn với hoạt động hường ngày của bệnh nhân.

Một số bệnh khác cũng có thể có triệu chứng giống đột quỵ như tụt đường huyết trong bệnh tiểu đường hay bị lên cơn sợ hãi (panic attack). Dù vậy, quý vị cần phải gọi BS ngay lập tức cho những triệu chứng trên

Thấy người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ ra 3 điều NÊN LÀM và 3 điều KHÔNG NÊN LÀM để an toàn cho bệnh nhân - Ảnh 2.

Trong chữa trị đột quỵ, thời gian là vàng, nhất là trong khoảng 4 giờ đầu tiên khi xảy ra đột quỵ vì bệnh nhân có thể được cho dùng thuốc làm tan cục máu đông, dựa vào triệu chứng đột quỵ xảy ra khi nào. Các can thiệp khác về đột quỵ cũng sẽ thực hiện trong 24 giờ để có hiệu quả tốt nhất.

Vì vậy, ghi ra thời điểm quan sát xảy ra đột quỵ và triệu chứng, ví dụ như: Gặp bệnh nhân đột nhiên bị liệt một bên tay lúc 1h30 chiều... là việc cần thiết để báo cho chuyên viên cấp cứu.

Thấy người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ ra 3 điều NÊN LÀM và 3 điều KHÔNG NÊN LÀM để an toàn cho bệnh nhân - Ảnh 3.

Khi quan sát ai đó bị đột quỵ, bạn cần giữ cho họ bình tĩnh và tỉnh táo cho đến khi nhân viên y tế đến nơi. Giữ cho bệnh nhân ở vị trí thoải mái, tránh bị té ngã. Xem xét xem có các dị vật trong miệng có thể làm cản đường thở không. Bạn có thể dìu bệnh nhân ngồi dựa vào hay nằm xuống một bên, quan trọng nhất là tiếp tục nói chuyện và giữ bệnh nhân tỉnh táo. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra vị trí ngồi hay nằm không ảnh hưởng đến chữa trị và tiên lượng đột quỵ.

Kiểm tra mạch ở cổ tay (phía bên ngón tay cái), ở cổ, và quan sát nhịp thở. Khi gặp bệnh nhân không tỉnh táo và kiểm tra không thấy mạch đập, nên làm CPR. Nếu bạn không biết làm CPR thì nhân viên tổng đài cấp cứu sẽ hướng dẫn bạn cách làm.

Làm hồi sức khẩn cấp quan trọng nhất là ép tim đủ sâu và liên tục, dùng 2 bàn tay ép thẳng vào ngực sâu khoảng 2 inch (5cm) và nhịp 100 lần/phút và liên tục ít nhất là 2 phút, sau đó đổi người để giữ CPR được liên tục. Với người không chuyên môn y khoa, không cần phải làm thổi ngạt như "miệng thổi miệng" hay thấy trong phim.

Trong đại dịch Covid-19, bạn có thể đặt miếng vải hoặc khăn giấy che miệng bệnh nhân, và nhớ đeo khẩu trang lúc làm CPR.

3 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM

Thấy người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ ra 3 điều NÊN LÀM và 3 điều KHÔNG NÊN LÀM để an toàn cho bệnh nhân - Ảnh 4.

Bạn cần cố giữ cho bệnh nhân tỉnh táo và bình tĩnh cho đến khi chuyên viên cấp cứu đến.

Một số bệnh nhân cảm giác buồn ngủ và muốn đi ngủ khi bị đột quỵ, hãy giữ họ tỉnh táo, đừng cho họ đi ngủ mà gọi BS khẩn cấp ngay vì thời gian là vàng trong chữa trị đột quỵ.

Thấy người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ ra 3 điều NÊN LÀM và 3 điều KHÔNG NÊN LÀM để an toàn cho bệnh nhân - Ảnh 5.

Bạn không nên nghe theo người khác hay trên mạng online hướng dẫn cho bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ uống thuốc hay bất kỳ thứ gì vào miệng, kể cả thuốc Aspirin. Cho thuốc hay thuốc ăn vào miệng có thể làm cản trở đường thở, làm tệ hơn tình hình. Thuốc Aspirin này chỉ nên cho bệnh nhân nếu như có sự hướng dẫn của chuyên viên cấp cứu.

Không nên tự ý chích kim vào 10 đầu ngón tay của bệnh nhân, đây là cách làm không khoa học và có thể mất thời gian vàng để chữa trị đột quỵ

Trong trường hợp đột quỵ do vỡ mạch máu, uống Aspirin vào sẽ làm tình hình tệ hơn do Aspirin là thuốc làm loãng máu.

Thấy người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ ra 3 điều NÊN LÀM và 3 điều KHÔNG NÊN LÀM để an toàn cho bệnh nhân - Ảnh 6.

Khi nghi ngờ mình hay người thân mắc đột quỵ, nhiều người sẽ muốn tự lái xe vào bệnh viện hay chở người thân mình vào bệnh viện càng sớm càng tốt thay vì đợi xe cấp cứu đến. Điều này không nên vì đột quỵ có thể làm khả năng lái xe của quý vị tệ hơn, dẫn đến tai nạn giao thông. Với người thân, việc chở bằng xe thường không có phương tiện hỗ trợ sẽ càng nguy hiểm nếu bệnh nhân cần hỗ trợ oxygen hay thậm chí đặt ống thở nội soi.

Chữa trị đột quỵ ngày nay bắt đầu bằng việc gọi BS khẩn cấp và nhiều cách chữa sẽ được chuyên viên cấp cứu thực hiện trong lúc vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Theo PSG TS Trần Huỳnh

Nhịp sống Việt

Trở lên trên