MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thay thế Trung Quốc, Mỹ liên tục lùng mua một sản phẩm đặc thù của Việt Nam: bỏ túi hàng trăm triệu USD, có mặt tại 30 quốc gia trên thế giới

23-07-2024 - 13:59 PM | Thị trường

Trung bình hàng năm, công nghiệp sản xuất mặt hàng này đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm cho GDP của Việt Nam.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6, xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của Việt Nam đạt gần 52 triệu USD, tăng 11,2% so với tháng 5. So với tháng 6/2023, kim ngạch giảm nhẹ 0,6%.

Lũy kế từ đầu năm 2024, xuất khẩu mặt hàng này đạt 317 triệu USD, tăng 9,5% so với năm 2023. Trong năm 2023, chỉ có 28 thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, năm 2024 có thêm 2 thị trường mới là Áo và Irắc, qua đó giúp nâng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này cao hơn.

Thay thế Trung Quốc, Mỹ liên tục lùng mua một sản phẩm đặc thù của Việt Nam: bỏ túi hàng trăm triệu USD, có mặt tại 30 quốc gia trên thế giới- Ảnh 1.

Xét về thị trường, Mỹ là thị trường lớn nhất của đồ gốm sứ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm với gần 81 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ 2023, chiếm 25,5% thị phần. Riêng tháng 6, xứ cờ hoa nhập khẩu gần 13 triệu USD sản phẩm gốm sứ, tăng 34%.

Kim ngạch tăng một phần nguyên nhân do người tiêu dùng Mỹ đang dần chuyển từ gốm sứ trang trí của Trung Quốc sang các nguồn cung khác, trong đó có Việt Nam. Tại thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam lot top các thị trường cung cấp lớn nhất, bên cạnh Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Mexico, Italia và Thái Lan,

Nhật Bản là thị trường lớn xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam với hơn 44,8 triệu USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ, chiếm 14% thị phần. Thị trường xuất khẩu đứng thứ 3 là Đài Loan (Trung Quốc), đạt 36,4 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 11,5% thị phần.

Thay thế Trung Quốc, Mỹ liên tục lùng mua một sản phẩm đặc thù của Việt Nam: bỏ túi hàng trăm triệu USD, có mặt tại 30 quốc gia trên thế giới- Ảnh 2.

Theo cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Việt Nam lọt top 3 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp gốm sứ mỹ nghệ cho thị trường châu Âu. Việc thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm thủ công nói chung và gốm sứ mỹ nghệ nói riêng.

Khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào kinh tế thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các ngành kinh tế nói chung và ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ nói riêng. Khách nước ngoài muốn tìm đến nguồn gốc Á Đông với những sản phẩm do chính bàn tay lao động thủ công của người thợ tạo nên từ những nguyên liệu tự nhiên.

Bên cạnh gốm sứ mỹ nghệ thủ công, gốm sứ cũng là một trong các loại vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng trong mỗi công trình xây dựng, đóng góp vào sự phát triển của ngành xây dựng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trung bình hàng năm, công nghiệp sản xuất gốm sứ đã đóng góp hơn 3 tỷ USD/năm cho GDP của Việt Nam.

Theo Bộ Xây dựng, với năng lực sản xuất và trình độ công nghệ như hiện nay, Việt Nam là một trong 10 quốc gia sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có sản lượng gạch ốp lát đứng thứ 4 thế giới.

Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng rất lớn, bởi nhu cầu về các sản phẩm gốm sứ ngày càng tăng do sự gia tăng các dự án khu dân cư và các tòa nhà. Vật liệu gốm được dùng nhiều trong chi tiết kết cấu của công trình, từ khối xây, lát nền, ốp tường đến cốt liệu rỗng cho loại bê tông nhẹ.

Thu nhập khả dụng tăng khiến người tiêu dùng tăng chi tiêu cho các sản phẩm gốm sứ cũng là một trong những yếu tố chính làm tăng nhu cầu đối với gốm sứ xây dựng trong thời gian tới.

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên