Loại cây quý mang về cho Việt Nam hơn 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm: Ấn Độ, Hàn Quốc liên tục lùng mua, 1/10 sản lượng của thế giới đang nằm ở nước ta
Giá xuất khẩu mặt hàng này đã tăng mạnh kể từ đầu năm.
- 23-07-2024Châu Âu bất ngờ siết lệnh cấm với LNG, Nga mạnh tay săn lùng loại 'bảo bối' giúp lách trừng phạt, giá tăng phi mã kể từ đầu năm
- 22-07-2024Trung Quốc và Lào đang mạnh tay thu mua một loại quả bán đầy chợ tại Việt Nam: Thu 18 triệu USD trong nửa đầu năm, đồng bằng sông Cửu Long là ‘thủ phủ’
- 20-07-2024Giá tăng 15%, loại cây có giá trị xuất khẩu từ gốc đến ngọn này đã mang về cho Việt Nam hơn 600 triệu USD - Trung Quốc, Hàn Quốc lùng mua, EU là đích ngắm tiếp theo
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6 đạt 153.487 tấn với trị giá hơn 246 triệu USD, tăng mạnh 81,7% về lượng và tăng 83,4% về trị giá so với tháng trước đó. Lũy kế trong 6 tháng đầu năm nước ta xuất khẩu 726.652 tấn cao su với trị giá hơn 1,1 tỷ USD, giảm 5,2% về lượng nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.525 USD/tấn, tăng 11,2% so với nửa đầu năm 2023.
Xét về thị trường, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của cao su Việt Nam với 489.370 tấn, trị giá đạt hơn 717 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 8% về trị giá so với năm trước. Đáng chú ý giá xuất khẩu ghi nhận xu hướng tăng với mức tăng 10%, đạt 1.466 USD/tấn.
Đứng thứ 2 là thị trường Ấn Độ với 58.152 tấn cao su, kim ngạch đạt hơn 94 triệu USD, tăng mạnh 28% về lượng và tăng 49% về trị giá so với năm trước. Giá bình quân đạt 1.623 USD/tấn, tăng 16% so với nửa đầu năm 2023.
Hàn Quốc là thị trường đứng thứ 3 với 23.775 tấn cao su, kim ngạch đạt hơn 39 triệu USD, tăng 11% về lượng và tăng 25% về trị giá so với năm trước. Giá xuất khẩu bình quân cũng ghi nhận mức tăng 13% so với cùng kỳ, đạt hơn 1.668 USD/tấn.
Thị trường cao su tự nhiên toàn cầu tiếp tục ghi nhận sự tăng giá từ đầu năm tới nay do sự kết hợp của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cả động lực cung và cầu, với nhu cầu ngày càng tăng từ ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc cùng với sản lượng thấp ở Thái Lan, nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới.
Trên thị trường nội địa, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trong những tháng đầu năm. Trung bình mỗi tấn cao su nước ta xuất khẩu thu về khoảng 1.550 USD, cao hơn 140 USD mỗi tấn so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê, diện tích cây cao su ở Việt Nam hiện có hơn 938 nghìn ha, với sản lượng thu hoạch mủ cao su của Việt Nam đạt 1,26 triệu tấn (năm 2021), chiếm 8,7% sản lượng cao su toàn cầu. Năng suất bình quân của cao su Việt Nam đạt 1.682 kg/ha, đứng thứ nhất châu Á.
Trong tổng diện tích cao su này, cao su đại điền (chủ yếu của các công ty cao su nhà nước) đạt 455.000 ha, tương đương gần 48% tổng diện tích cao su của cả nước. Phần còn lại 477.000 ha, tương đương 52% là cao su của các hộ dân, hay còn gọi là cao su tiểu điền.
Việt Nam là nước đứng thứ ba về cung cao su thiên nhiên, chiếm khoảng 11,7% tổng lượng cao su thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan 33,2% và Indonesia 27,2%.
Theo dự báo của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), năm 2024, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu sẽ đạt 14,54 triệu tấn, tăng 1,6% so với năm 2023. Trong đó, sản lượng của Thái Lan dự kiến giảm 0,5%; Indonesia giảm 5,1%; sản lượng của Trung Quốc dự kiến tăng 6,9%; Ấn Độ tăng 6%; Việt Nam tăng 2,9%; Malaysia tăng 2,9% và các nước khác tăng 7,3% so với năm 2023.
Nhịp sống thị trường