Thay vì nghiện mua sắm, tôi đã chuyển sang “nghiện tiết kiệm" nhờ 5 thói quen đơn giản và thiết thực
“Tiết kiệm nữa, tiết kiệm mãi" là nguyên tắc chi tiêu của gia đình này.
- 28-12-2023Thu nhập 15 triệu/tháng, liệu có thể tiết kiệm 500 triệu trong vòng 3 năm?
- 27-12-2023Giữa bối cảnh lạm phát đáng sợ, giới trẻ Hàn Quốc nghĩ ra cách tiết kiệm tiền ngược đời, thế mà rất hiệu quả
- 26-12-2023Cụ ông U70 được con gái đón về chăm sóc, 3 năm sau quyết về quê vì thấy cuốn sổ tiết kiệm mang tên mình
Trong thời điểm kinh tế suy thoái toàn cầu và nhiều người rời vào cảnh thất nghiệp, chúng ta càng nói đến nhiều hơn sức mạnh của tiền tiết kiệm. Một quỹ phòng ngừa rủi ro lớn có thể khiến cuộc sống của bạn an tâm hơn trước mọi biến cố có thể ập đến.
Trong 2 trụ cột cơ bản của quản lý tài chính thì “giảm chi" luôn dễ thực hiện hơn “tăng thu". Học cách tận dụng từng đồng tiền một trở năng điều quan trọng và là kỹ năng cần thiết với mọi gia đình.
Đó cũng là điều mà cô Jingzhao (Trung Quốc) nhận thức được sau nhiều lần chứng kiến khủng hoảng kinh tế và gần nhất là cả hai vợ chồng đều bị cắt giảm lương. Từ khi tuân theo chính sách thắt chặt chi tiêu, cô Jingzhao đã rút ra 5 mẹo tiết kiệm tiền đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
1. Viết nhật ký chi tiêu
Theo cô Jingzhao, nhiều người có thu nhập cao nhưng tiết kiệm chẳng còn bao nhiêu là do đã chi tiền vào các khoản chi tiêu lãng phí. Bí quyết của gia đình cô để giảm thiểu tình trạng “vung tay quá trán" là thường xuyên ghi chép nhật ký chi tiêu theo ngày.
Cô khuyên mọi người có thể viết nhật ký chi tiêu của gia đình như một bản báo cáo tài chính của công ty. Sau khi đã liệt kê hết các khoản tiêu dùng trong ngày, bạn hãy xem xét đâu là khoản chi tiết kiệm, khoản chi nào lãng phí… từ đó xây dựng kế hoạch kiểm soát chi tiêu cho tháng sau.
2. Giảm sự chú ý đến các ứng dụng mua sắm hoặc giải trí
Để so sánh giá cả khi mua đồ, nhiều người sẽ mở các ứng dụng thương mại điện tử như 1688, Pinduoduo, Taobao, Xianyu… Mặc dù giá cả món đồ của nền tảng này rẻ, tuy nhiên việc lướt chúng thường xuyên có thể khơi dậy ham muốn mua đồ của bạn. Giờ đây, nhiều nền tảng như TikTok đã kích hoạt cơ chế mua - bán hàng chỉ bằng một cái nhấp chuột, từ đó khiến bạn dễ dàng thực hiện mua sắm bốc đồng với số lượng lớn chỉ trong thời gian ngắn.
“Từ ngày ngừng lướt các sàn thương mại điện tử, tôi đã tiết kiệm được ¼ thu nhập so với trước đây. Đó là một khoản tiền rất có ích trong thời điểm kinh tế khó khăn và hai vợ chồng tôi đang bị cắt giảm tiền lương rất mạnh".
Thay vì lướt các nền tảng mua sắm vô tội vạ, lời khuyên của Jingzhao là hãy giải trí bằng việc đọc sách, dành thời gian cho gia đình hay tăng cường đầu tư cho bản thân bằng khoá học bổ ích.
3. Tạo ra những ngày bạn không tiêu tiền
Jingzhao đã bắt đầu tạo ra những ngày cô không tiêu tiền từ năm ngoái. Vào những ngày này, cô sẽ không lãng phí tiền bạc vào bất kỳ chi phí nhỏ nào. Hoặc cũng có tháng, cô đặt ra thử thách bản thân không mua mới quần áo hay mỹ phẩm.
Thử thách này giúp Jingzhao giảm các muốn vật chất, tiết kiệm chi phí sinh hoạt hàng tháng một nửa so với trước đây. Cô ví thử thách này giống như một chơi trò chơi, khi hoàn thành các cấp độ thì những thử thách sau sẽ càng dễ dàng và ít gánh nặng.
“Và một khi bạn đã giảm bớt ham muốn vật chất, những đồ dùng trong nhà sẽ được duy trì ở một số lượng nhất định. Tất cả mọi chi phí đều cần được vợ chồng tôi giảm hết mức tối đa", Jingzhao nhấn mạnh.
4. Tận dụng đồ cũ và mua đồ giảm giá
Bạn đã từng mở ngăn kéo của bếp, phát hiện mình tích luỹ rất nhiều nội thất qua năm tháng như có đến 2-3 chiếc thìa, nhiều loại nồi, chảo chống dính… mà có lẽ sẽ không bao giờ dùng hết?
Nhưng nếu xem xét kỹ hơn, bạn sẽ thấy một số công cụ có thể được thay thế cho nhau. Ví dụ, bạn có thể dùng dao cắt tỏi mà không cần dụng cụ cắt tỏi chuyên dụng. Bạn có thể nướng bánh mì bằng lò nướng hoặc chảo rán thay vì mua máy nướng bánh mì. Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho các nhu cầu thiết yếu khác.
Cuối cùng, Jingzhao rút ra kết luận: Nếu muốn tiết kiệm tiền, bạn tuyệt đối đừng bị đánh lừa bởi những quảng cáo cho rằng chúng ta cần rất nhiều món đồ để phục vụ cuộc sống. Hãy tận dụng đồ cũ và mua đồ khi giảm giá mới là bí quyết sống bền vững.
5. Rèn luyện kỹ năng sống để tiết kiệm tiền hơn
Jingzhao nhận định, lý do khiến chúng ta sử dụng tiền để đổi lấy công nghệ, dịch vụ hoặc hàng hoá là vì không thể làm được. Do đó, nếu muốn tiết kiệm tiền thì bạn nên trau dồi kỹ năng sống thay vì thuê người làm chúng.
Chẳng hạn trong việc cải tạo nhà, nếu bạn có thể tự sơn, ghép sàn gỗ, dán giấy dán tường… thì đã không cần thuê thợ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cải thiện kỹ năng nấu nướng của mình từ đó có những bữa ăn ngon miệng và nhanh chóng ngay cả khi bận rộn. Có thể nói, bằng cách làm phong phú thêm các kỹ năng sống, bạn có thể khiến cuộc sống của mình tối giản và hạnh phúc ngay cả khi không phải tiêu nhiều tiền.
Phụ nữ số