MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

The Body Shop nộp đơn phá sản, nợ lương nhân viên, sụp đổ hàng loạt từ Mỹ đến Anh: Cái giá phải trả của ‘kinh doanh có đạo đức’?

13-03-2024 - 10:35 AM | Tài chính quốc tế

The Body Shop nổi tiếng với các sản phẩm được quảng cáo là tự nhiên, bền vững nhưng chính điều này đã khiến họ lâm vào cảnh sụp đổ do tốn quá nhiều chi phí...

Hãng tin CNN cho hay thương hiệu The Body Shop đã nộp đơn xin phá sản và đóng cửa toàn bộ chi nhánh tại Mỹ cùng nhiều cơ sở ở Canada. Trong khi đó hàng loạt thị trường khác cũng đóng cửa và sa thải lao động.

Theo thông báo đầu tháng 3/2024, The Body Shop cho hay hệ thống kinh doanh của họ ở thị trường Mỹ sẽ ngừng hoạt động kể từ tháng này. Ngoài ra, khoảng 33 trong tổng số 105 chi nhánh của hãng ở Canada cũng bị rao bán ngay lập tức, đồng thời mạng lưới thương mại điện tử ở đây cũng sẽ bị dừng hoạt động.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của The Bosy Shop tại Canada vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn.

Theo CNN, lạm phát trong những năm gần đây đã ảnh hưởng nặng nề đến các nhà bán lẻ mỹ phẩm như The Body Shop, vốn chạy theo chiến lược tự mở cửa hàng riêng thay vì tập trung trong các trung tâm thương mại, đồng thời nhắm đến đối tượng khách hàng trung lưu, vốn đang thắt chặt chi tiêu.

The Body Shop nộp đơn phá sản, nợ lương nhân viên, sụp đổ hàng loạt từ Mỹ đến Anh: Cái giá phải trả của ‘kinh doanh có đạo đức’?- Ảnh 1.

Còn tại Australia, hãng mỹ phẩm này còn hơn 100 cơ sở. Tuy nhiên, họ đang chật vật vì thiếu tiền mặt trả cho các nhà cung cấp, sau khi công ty mẹ tại Anh thông báo mất khả năng thanh toán.

Tại thị trường Anh, The Body Shop sẽ đóng cửa 75 cửa hàng và sa thải gần 800 lao động.

Ở Đan Mạch, The Body Shop tại đây đã tuyên bố phá sản trong khi thị trường Bỉ cũng có tuyên bố tương tự. Hệ thống của hãng ở Ireland cũng đã giải thể vào tuần trước.

Tình hình tồi tệ đến mức các nhân viên ở Ireland đã từ chối đi làm những ngày cuối cùng vì bị nợ lương đến 3 tuần.

Trước khi giải thể, The Body Shop dù suy giảm nhưng vẫn có đến 1.000 cửa hàng trên toàn cầu với hơn 1.600 chi nhánh nhượng quyền.

Tự nhiên

Thương hiệu The Body Shop nổi tiếng với các sản phẩm được quảng cáo là tự nhiên, bền vững, có đạo đức và không độc hại.

Hãng này được thành lập vào năm 1976 tại Anh bởi nhà hoạt động nhân quyền, đồng thời là nhà vận động môi trường Anita Roddick, nhắm chủ yếu đến đối tượng khách hàng trẻ ngày càng có ý thức về bảo vệ môi trường và kinh doanh có đạo đức.

Đây là một trong những công ty đầu tiên cấm thử nghiệm nhiều sản phẩm trên động vật. Vào năm 2019, hãng đã được cấp chứng nhận "B Corp", một chứng chỉ thường được trao cho các công ty đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về tính minh bạch và tận tâm với môi trường.

Đến năm 2023, công ty đã mở rộng tới hơn 2.500 địa điểm bán lẻ tại hơn 80 quốc gia và xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến tại hơn 60 thị trường.

The Body Shop nộp đơn phá sản, nợ lương nhân viên, sụp đổ hàng loạt từ Mỹ đến Anh: Cái giá phải trả của ‘kinh doanh có đạo đức’?- Ảnh 2.

Kể từ khi thành lập đến nay, The Body Shop đã nhiều lần đổi chủ. Doanh nghiệp này được gã khổng lồ mỹ phẩm L’Oréal mua vào năm 2006 với giá hơn 1 tỷ USD trước khi được bán cho công ty Natura của Brazil vào năm 2017 với giá 1 tỷ USD nữa.

Tuy nhiên cái tên The Body Shop đã suy yếu trong những năm gần đây. Trong một báo cáo đầu năm 2023, hãng Natura thừa nhận The Body Shop đang phải đối mặt với những cơn gió ngược khi doanh số giảm 13,5% năm 2022 so với cùng kỳ năm trước.

Thậm chí chính Natura còn cho biết năm 2022 là một năm "không hề dễ dàng" đối với thương hiệu này.

Số liệu của Natura cho thấy các kênh bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng của The Body Shop vốn hưởng lợi trong thời kỳ đại dịch Covid-19 đã giảm trở lại mức độ bình thường như hồi trước đại dịch, qua đó ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

Cuối năm 2023, The Body Shop đã bị Natura bán cho tập đoàn quản lý tài sản Aurelius với giá khoảng 266 triệu USD.

*Nguồn: CNN, The Guardian 

Theo Băng Băng

An ninh tiền tệ

Trở lên trên