MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

The Economist: Việt Nam có hệ thống giáo dục dân lập tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Theo số liệu từ Oxford Economics, trong năm 2018, Việt Nam đã chi tất cả 9 tỷ USD cho giáo dục.

Giáo dục dân lập đang tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Điều đó thể hiện ở sự tăng lên về cả số lượng của các trường dân lập lẫn số học sinh, sinh viên tham gia hệ thống giáo dục dân lập. Có tới 33.619 trường dân lập, 441.496 giáo viên và 5,1 triệu học sinh trong hệ thống giáo dục dân lập, chiếm 10% trên toàn nước Mỹ.

Trong vòng 15 năm qua, lượng học sinh tiểu học tiếp nhận hình thức giáo dục dân lập tăng từ 10% lên 17%, trung học cơ sở thăng từ 9% lên 27%.

The Economist: Việt Nam có hệ thống giáo dục dân lập tăng trưởng nhanh nhất thế giới - Ảnh 1.

Nếu bạn xem xét một vài quốc gia cụ thể, ví dụ như Trung Quốc, bạn sẽ thấy sự tăng lên đáng kể của số lượng học sinh sinh viên học tập tại các trường dành riêng cho con nhà giàu (elite private school). 

Đa phần ở châu Âu, chất lượng giáo dục công lập nhìn chung là tương đối cao, vì vậy khu vực tư nhân thường chiếm tỷ trọng ít hơn trong hệ thống giáo dục. Ở Mỹ và Anh, chất lượng của các trường công rất khác nhau nên các trường tư chất lượng cao này càng tăng cả về quy mô và số lượng. Ở bậc giáo dục đại học, các trường tư có vai trò rất lớn ở cả Anh và Mỹ.

Giống như châu Âu, châu Á cũng rất quan tâm đến chi tiêu cho giáo dục đào tạo, nhưng giáo dục dân lập ở châu Á phát triển nhanh chóng hơn nhiều. Việt Nam là khu vực có giáo dục dân lập phát triển nhanh nhất thế giới, nhưng cũng đồng thời có trường học công lập tốt nhất so với các quốc gia có thu nhập trung bình.Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh như gió, các bậc cha mẹ đang tìm cách để phát triển tối đa khả năng của con mình. 

Tại sao cầu dành cho giáo dục dân lập lại tăng? Có rất nhiều lý do cho việc đó, một trong số chúng là do thu nhập tăng nhưng tỷ lệ sinh lại giảm. Số lượng con cái trong một gia đình ít đi, chi tiêu cho việc giáo dục mỗi đứa trẻ sẽ nhiều lên. Nếu bạn biết về "chính sách một con" ở Trung Quốc, bạn sẽ thấy có tới sáu người đang đầu tư cho việc giáo dục một đứa trẻ: ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại, cha và mẹ.

Cùng lúc, nền kinh tế thế giới đang thay đổi nhanh chóng, rồi đây sẽ chẳng còn những công việc giản đơn nữa, robot sẽ thay chúng ta làm hết. Vì vậy các bậc phụ huynh luôn muốn con mình được đào tạo để làm các công việc đòi hỏi kỹ năng cao. 

Lợi ích lớn nhất đến từ giáo dục dân lập là san sẻ áp lực giáo dục với hệ thống trường công lập. Tại các quốc gia đang phát triển, khi dân số tăng lên quá nhanh cả về tăng tự nhiên và tăng cơ học, các trường học công lập thường xuyên ở trong tình trạng quá tải. Ở Pakistan, việc phải vật lộn với bùng nổ dân số đã khiến chính phủ kết hợp với khu vực tư nhân để đưa hơn 2 triệu trẻ em nghèo đến trường. 

Việc khu vực tư nhân tham gia phát triển hệ thống giáo dục cũng sẽ khiến việc cung cấp "dịch vụ giáo dục" trở nên cạnh tranh hơn, giúp các cơ sở giáo dục có động lực nâng cao chất lượng từ cơ sở vật chất, phương thức vận hành đến năng lực giáo viên giảng dạy.

Giáo dục dân lập cũng rất biết cách để chính các bậc phụ huynh đầu tư thêm tiền, đóng góp vào hệ thống giáo dục để không chỉ con họ được hưởng chất lượng giáo dục tốt mà là cả thế hệ sau này.

Tuy nhiên, đôi khi giáo dục tư cũng gây ra một vài vấn đề về bất bình đẳng. Khi phụ huynh chi tiền cho việc giáo dục con cái, họ chẳng bao giờ tiếc cả. Nên dĩ nhiên hệ quả là các em có bố mẹ giàu sẽ được hưởng điều kiện giáo dục tốt hơn trẻ em nghèo. 

Thái Trang

The Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên