MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát

31-12-2024 - 19:59 PM | Tài chính quốc tế

Thế giới năm 2024 ngồn ngộn sự kiện và đầy biến động. Mời quý bạn đọc cùng Báo Người Lao Động điểm lại những vấn đề quốc tế nổi bật nhất năm qua.

Năm 2024 ghi nhận nhiều cuộc bầu cử và thay đổi chính trị quan trọng trên thế giới. Bên cạnh đó, thời tiết cực đoan gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng

Tại Trung Đông, xung đột lại leo thang và lan rộng trong lúc chế độ Tổng thống Syria Bashar al-Assad bất ngờ bị lật đổ vào cuối năm.

Diễn biến tích cực hiếm hoi là lạm phát giảm ở phần lớn nền kinh tế và các ngân hàng trung ương có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ.

Dưới đây là những sự kiện nổi bật nhất năm qua theo bình chọn của Báo Người Lao Động.

1. Gay cấn bầu cử Mỹ

Khi năm 2024 bắt đầu, một cuộc tái đấu dường như đã định sẵn giữa Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump. Dù vậy, đến mùa hè, cuộc đua đã thay đổi ngoạn mục.

Vào ngày 21-7, ông Biden rút khỏi cuộc đua và dành sự ủng hộ cho Phó Tổng thống Kamala Harris, người sau đó trở thành ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Sự kiện này diễn ra vài tuần sau cuộc tranh luận giữa hai ông Biden và Trump. Màn thể hiện của ông Biden khiến các đồng minh Đảng Dân chủ kêu gọi ông rút lui và chuyển giao vai trò lãnh đạo vì lợi ích của đảng và đất nước.

Cuộc bầu cử khép lại với chiến thắng của ông Trump, đánh dấu sự trở lại lịch sử của cựu tổng thống này. Ông cũng trở thành người thứ hai trong lịch sử Mỹ làm tổng thống 2 nhiệm kỳ không liên tiếp. Đảng Cộng hòa cũng giành được cả Hạ viện và Thượng viện, mang lại cho họ nhiều quyền lực trong hai năm tới.

Ở chiều ngược lại, đây là kết thúc đầy thất vọng đối với bà Harris và nước Mỹ vẫn chưa có nữ tổng thống.

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 1.

Hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden tham gia cuộc tranh luận hôm 27-6. Ảnh: CNN

Former US president and Republican candidate Donald Trump being rushed offstage by Secret Service agents after he was shot in the ear in an assassination attempt at a campaign rally in Butler, Pennsylvania. Trump later won the 2024 presidential election.  PHOTO: EPA-EFE

Cựu Tổng thống Donald Trump được các đặc vụ đưa khỏi sân khấu sau khi ông bị bắn vào tai trong vụ mưu sát tại một cuộc vận động tranh cử ở TP Butler, bang Pennsylvania hôm 13-7. Ảnh: EPA-EFE

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 3.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 4.

Ông Donald Trump tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa ở TP Milwaukee hôm 18-7 (trái). Tổng thống Joe Biden tại Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ ở TP Chicago hôm 19-8 (phải). Ảnh: CNN

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 5.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 6.

Bà Kamala Harris bước lên sân khấu để phát biểu tại Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ hôm 22-8 (trên). Ông Donald Trump tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa hôm 17-7 (dưới). Ảnh: CNN

A countdown clock over debate moderators David Muir and Linsey Davis shows how much time Trump has left to answer a question during his with Harris on September 10. Michael Le Brecht II/ABC News

Hai ứng viên Kamala Harris và Donald Trump tranh luận hôm 10-9. Ảnh: ABC News

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 8.

Gia đình ông Donald Trump tại sự kiện trong ngày bầu cử. Ảnh: CNN

2. Israel - Iran tấn công qua lại

Vào năm 2024, cuộc xung đột ủy nhiệm Iran – Israel leo thang thành cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai quốc gia này.

Ngày 1-4, Israel ném bom một khu phức hợp lãnh sự của Iran ở thủ đô Damascus - Syria, khiến nhiều quan chức cấp cao Iran thiệt mạng. Đáp lại, Iran và các đồng minh tấn công vào bên trong lãnh thổ Israel ngày 13-4. Israel sau đó không kích trả đũa ở Iran và Syria ngày 19-4.

Các cuộc không kích của Israel có quy mô giới hạn, và giới phân tích cho rằng diễn biến này cho thấy mong muốn xuống thang. Iran không đáp trả cuộc tấn công này và căng thẳng đã giảm xuống trở lại thành xung đột ủy nhiệm.

Căng thẳng lại bùng lên sau vụ ám sát ông Ismail Haniyeh, lãnh đạo chính trị của Hamas, tại thủ đô Tehran - Iran hôm 31-7. Vụ ám sát ông Haniyeh xảy ra vài giờ sau cuộc không kích của Israel khiến chỉ huy Hezbollah Fuad Shukr thiệt mạng tại Lebanon.

Ngày 1-10, Iran phóng một loạt tên lửa vào Israel. Israel sau đó thực hiện các cuộc không kích trả đũa Iran hôm 25-10.

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 9.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 10.

Hình trái: Lực lượng Israel thu dọn phần còn lại của một tên lửa đạn đạo Iran được tìm thấy gần Arad hôm 2-5, khoảng 3 tuần sau cuộc tấn công trực tiếp đầu tiên của Iran vào Israel. Ảnh: Lực lượng Phòng vệ Israel. Hình phải: Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một số tòa nhà tại căn cứ quân sự Parchin, bên ngoài thủ đô Tehran - Iran, bị hư hại sau đợt không kích của Israel hôm 25-10. Ảnh: Planet Labs PBC

3. Xung đột lan rộng Trung Đông

Israel - Hezbollah

Xung đột ở Trung Đông lan rộng khi Israel đẩy mạnh không kích và mở chiến dịch quân sự trên bộ vào Lebanon vào tháng 10. Israel tuyên bố các mục tiêu bị tấn công liên quan đến phong trào Hezbollah, được Iran hậu thuẫn. Cuộc giao tranh kết thúc sau khoảng hai tháng.

Trước đó, vào tháng 9, hàng ngàn vụ nổ thiết bị nhắn tin đã xảy ra gần như đồng thời tại Lebanon, khiến nhiều người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương.

Hezbollah bắt đầu bắn tên lửa vào Israel hôm 8-10-2023, một ngày sau vụ tấn công của Hamas, Hành động này đã dẫn đến cuộc xung đột xuyên biên giới Lebanon - Israel trong hơn 1 năm.

Bộ Y tế Lebanon cho biết hơn 4.000 người dân nước này thiệt mạng kể từ ngày 8-10-2023.

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 11.

Một thành viên của Hezbollah bị thương ở tay và mặt do vụ nổ của thiết bị nhắn tin cá nhân hôm 20-9 tại thủ đô Beirut - Lebanon. Ảnh: Time

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 12.

Một gia đình 4 người sống trên một con phố ở thủ đô Beirut - Lebanon hôm 20-10. Họ buộc phải rời khỏi vùng ngoại ô Dahiyeh vì chiến dịch không kích của Israel. Ảnh: Francesca Volpi

Israel - Hamas

Cuộc xung đột Israel - Hamas tiếp diễn trong cả năm 2024 trong bối cảnh hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn và giải phóng con tin nhiều lần bị phá vỡ nhiều lần. Trong lúc tiến trình đàm phán chưa đạt kết quả, cuộc sống của 2,2 triệu người dân và tính mạng của hàng chục con tin Israel ở Dải Gaza vẫn bị đe dọa.

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 13.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 14.

Ảnh trái: Người thân của các con tin bị giam giữ ở Dải Gaza và những người ủng hộ họ tiến về TP Jerusalem - Israel hôm 2-3 trong nỗ lực tăng sức ép lên chính phủ để đạt được thỏa thuận giải cứu họ (ản: Time). Ảnh phải: Hàng viện trợ nhân đạo được thả từ máy bay của Không quân Jordan bay trên khu vực phía Bắc Dải Gaza hôm 23-4 (Ảnh: Magnum Photos)

IDF soldiers carry the body of Hamas leader Yahya Sinwar from the building where he was killed in Rafah, Gaza on October 17, 2024. (Courtesy) https://www.timesofisrael.com/liveblog_entry/idf-soldiers-seen-carrying-body-of-man-believed-to-be-sinwar-on-stretcher-en-route-to-israel-from-gaza/

Binh sĩ Israel mang thi thể của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar ra khỏi tòa nhà nơi ông bị giết ở TP Rafah, Dải Gaza hôm 17-10. Ảnh: Times of Israel

Israel - Houthi

Tháng cuối cùng của năm 2024 chứng kiến cuộc đối đầu Israel và lực lượng Houthi tại Yemen căng thẳng hơn bao giờ hết. Israel đẩy mạnh hoạt động không kích các mục tiêu của Houthi trong lúc tuyên bố chiến dịch này chỉ mới bắt đầu.

Houthi đã nhiều lần phóng máy bay không người lái và tên lửa về phía Israel, mô tả đây là hành động thể hiện tình đoàn kết với người Palestine ở Dải Gaza.

Ngoài ra, nhóm này còn tấn công tàu thuyền qua lại biển Đỏ trong hơn 1 năm qua, buộc các công ty phải đổi sang các hành trình dài hơn và tốn kém hơn, qua đó làm gia tăng lo ngại về lạm phát toàn cầu.

The remains of a ballistic missile fired from Yemen that landed near the Jerusalem-area community of Tzur Hadassah, September 28, 2024. (Israel Police)

Phần còn lại của một tên lửa đạn đạo được phóng từ Yemen rơi gần TP Jerusalem - Israel hôm 28-9. Ảnh: Cảnh sát Israel

4. Thiết quân luật bất ngờ ở Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, năm 2024 khép lại trong hỗn loạn khi Tổng thống Yoon Suk-yeol tuyên bố thiết quân luật hôm 3-12, tức 8 tháng sau khi đảng của ông chịu thất bại lớn trong cuộc tổng tuyển cử. Quốc hội do phe đối lập kiểm soát đã thành công trong việc buộc dỡ bỏ thiết quân luật và tiến hành luận tội ông Yoon. Số phận nhà lãnh đạo này hiện nằm trong tay Tòa án Hiến pháp.

Đến ngày 27-12, Quốc hội bỏ phiếu thông qua kiến nghị luận tội quyền Tổng thống Han Duck-soo, chưa đầy 2 tuần sau khi ông tiếp nhận nhiệm vụ từ Tổng thống Yoon Suk-yeol. Diễn biến này đánh dấu lần đầu tiên một quyền tổng thống bị quốc hội luận tội ở Hàn Quốc. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc cả tổng thống và quyền tổng thống đều bị luận tội cùng lúc.

Cuộc khủng hoảng làm dấy lên lo ngại về khoảng trống lãnh đạo trong bối cảnh Seoul đối mặt nhiều thách thức kinh tế và an ninh.

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 17.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 18.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 19.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 20.

Khung cảnh bên trong và bên ngoài trụ sở Quốc hội tại thủ đô Seoul - Hàn Quóc trong khoảng thời gian thiết quân luật ngắn ngủi đêm 3-12. Ảnh Yonhap

5. Bán đảo Triều Tiên căng thẳng

Năm 2024 cũng ghi nhận quan hệ liên Triều leo thang căng thẳng. Triều Tiên hôm 17-10 cho biết hiến pháp nước này định nghĩa rõ Hàn Quốc là "quốc gia thù địch".

Trước đó vài ngày, Triều Tiên đã cho nổ tung các tuyến đường bộ và đường sắt kết nối với Hàn Quốc. Các công trình này từng được xem là biểu tượng quan trọng của tiến trình hòa giải liên Triều nhưng không còn được sử dụng.

Căng thẳng giữa hai bên đã gia tăng sau khi Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc điều động máy bay không người lái mang theo tờ rơi tuyên truyền chống Bình Nhưỡng bay qua thủ đô nước này. Bình Nhưỡng cũng nhiều lần khẳng định sẽ không bao giờ từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 21.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 22.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 23.

Triều Tiên cho nổ tuyến đường kết nối với Hàn Quốc hôm 15-10. Ảnh: Quân đội Hàn Quốc

6. Bức tranh kinh tế khởi sắc hơn

Năm 2024 ghi nhận lạm phát giảm ở hầu hết nền kinh tế. Nhiều ngân hàng trung ương đã có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ, nổi bật là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

FED có 3 lần cắt giảm lãi suất liên tiếp trong những tháng cuối năm, đưa con số này xuống còn 4,25% - 4,5%, tương đương mức hồi tháng 12-2022.

Do sự mua vào từ các ngân hàng trung ương và căng thẳng địa chính trị, giá vàng đã nhiều lần phá kỷ lục trong năm 2024. Con số cao nhất là 2.788,54 USD/ounce, thiết lập hôm 30-10.

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 24.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 25.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 26.

Từ trên xuống, trái qua: Một tiệm vàng ở Trung Quốc; Người dân mua sắm tại TP Ankara -Thổ Nhĩ Kỳ; Bên trong Sở Giao dịch Chứng khoán New York ở New York (Mỹ). Ảnh: Tân Hoa Xã


7. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc - EU

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đe dọa áp thuế trừng phạt lên đến 60% đối với Trung Quốc, và áp thuế từ 10 đến 20% lên tất cả quốc gia khác. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến châu Âu, làm giảm thương mại xuyên Đại Tây Dương, đồng thời chuyển hướng xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường tương đối mở của châu Âu.

Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đang áp thuế bảo vệ lên đến 35% đối với xe điện Trung Quốc và khối này có thể sớm nhận thấy rằng biện pháp này không đủ để ngăn chặn làn sóng hàng hóa Trung Quốc. 

Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu Brussels có nên giảm bớt áp lực với Trung Quốc và giải quyết vấn đề với ông Trump trước hay là nên có bước đi cứng rắn hơn nữa với Bắc Kinh?

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 27.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 28.

Từ trên xuống: Xe hơi điện Trung Quốc tại một cuộc triển lãm ở Đức hồi tháng 11-2024. Xe hơi Trung Quốc Các xe hơi chờ xuất khẩu sang châu Âu tại tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc. Ảnh: THX

An aerial drone photo taken on Feb. 2, 2024 shows a container vessel berthing at a container terminal of Tianjin Port in north China's Tianjin. (Xinhua/Zhao Zishuo)

Tàu chở container đang cập cảng tại TP Thiên Tân - Trung Quốc. Ảnh: THX

8. Trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ

Cạnh tranh trong lĩnh vực AI đã gia tăng mạnh mẽ trong năm 2024 khi các công ty công nghệ lớn đầu tư hàng tỉ USD trong cuộc đua nghiên cứu và phát triển các công nghệ AI tiên tiến.

Sự bùng nổ đầu tư này đã thúc đẩy những tiến bộ nhanh chóng, sự cạnh tranh khốc liệt và một làn sóng đổi mới sáng tạo có khả năng định hình lại bối cảnh công nghệ trong tương lai.

Ngoài ra, các công ty còn tăng cường đầu tư vào nhiều giai đoạn hơn trong quy trình sản xuất chip. Hãng NVIDIA (Mỹ) tiếp tục duy trì vị thế thống trị của mình, thu hút sự chú ý nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng.

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 30.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 31.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 32.

Những tên tuổi và sản phẩm nổi bật trong lĩnh vực AI. Ảnh: Google. Microsoft, Nvidia

9. Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ

Đối với nhiều người, sự kiện bất ngờ nhất năm đã diễn ra tại Syria trong tháng cuối năm khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

Sau hơn 50 năm lãnh đạo đất nước, gia tộc Assad không còn kiểm soát đất nước này sau khi thủ đô Damascus rơi vào tay lực lượng đối lập hôm 8-12.

Bộ Ngoại giao Nga sau đó thông báo ông Assad đã từ chức và rời khỏi Syria đến Nga tị nạn.

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 33.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 34.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 35.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 36.

Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ hôm 8-12. Ảnh: THX

10. Tác động tàn khốc của biến đổi khí hậu

Theo dữ liệu của Cơ quan Giám sát khí hậu châu Âu Copernicus, năm 2024 là năm nóng nhất được ghi nhận. Hậu quả của sự ấm lên nhanh chóng của hành tinh không khó để nhận ra.

Các trận mưa ngày càng trở nên dữ dội và diễn ra thường xuyên hơn khi thế giới ấm lên do ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch.

Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó có cả bão.

Nhiệt độ cao hút độ ẩm từ thảm thực vật, khiến chúng dễ bắt lửa hơn. Hạn hán kéo dài và nghiêm trọng hơn khi thế giới nóng lên. Điều này làm khô cạn thảm thực vật và tăng nguy cơ xảy ra cháy rừng.a

Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 37.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 38.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 39.
Thế giới năm 2024: Tâm điểm bầu cử, xung đột và lạm phát- Ảnh 40.

Thời tiết cực đoan gây nhiều thiệt hại trên thế giới năm 2024. Ảnh: Lalo de Almeida Folhapress, Time, El Pais


Theo PV

Người Lao Động

Trở lên trên