Thế giới nếu: Toàn bộ người dân ngồi chơi cũng được phát tiền hàng tháng
Nỗi lo những cỗ máy thông minh hơn sẽ đe dọa cướp đi việc làm của người lao động khiến một số người cho rằng các chính phủ nên áp dụng cơ chế thu nhập cơ bản (basic income), tức phát không cho người dân một số tiền nhất định.
- 29-07-2017Hầu hết mọi người đang “ném” 70% thu nhập vào 3 thứ này, chỉ cần cắt giảm 1 thứ cũng giúp bạn tiết kiệm rất nhiều
- 08-06-2017Không phải thu nhập, đây mới là thước đo đánh giá một người giàu hay nghèo!
- 19-04-2017Nỗi khổ của các nền kinh tế mắc “bẫy thu nhập cao”
THE WORLD IF (tạm dịch: Thế giới nếu…) là chùm bài viết của tạp chí The Economist về những kịch bản có thể xảy ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học công nghệ… sẽ ảnh hưởng đến thế giới. Các giả định được đưa ra dựa trên chính những diễn biến của thế giới ở thời điểm hiện tại.
Bài viết này nói về viễn cảnh tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện chế độ thu nhập tối thiểu (universal basic income).
Thế giới nếu: Ông Trump đắc cử Tổng thống lần 2
Điều gì xảy ra nếu toàn bộ thế giới được vận hành bằng blockchain?
Economist: Thế giới sẽ có thêm 78 nghìn tỷ USD nếu các nước mở cửa biên giới
Ý tưởng thu nhập cơ bản xuất phát từ Phần Lan. Các nước khác cũng thực hiện những chương trình thử nghiệm, nhưng Phần Lan là nước đầu tiên biến ý tưởng thành hiện thực. Từ đầu năm 2017, Phần Lan bắt đầu phát không 560 euro (tương đương 635 USD) mỗi tháng cho 2.000 người trưởng thành không có việc làm, không cần phụ thuộc vào tình trạng thu nhập hay tài sản của người nhận tiền.
Sau một thời gian, kết quả đánh giá cho thấy gần như không có sự khác biệt về tỷ lệ đi tìm việc làm giữa những người được nhận tiền và những người thất nghiệp khác, trong khi những người được nhận tiền cảm thấy vui vẻ hạnh phúc hơn. Không có cơ sở nào để khẳng định thu nhập cơ bản toàn dân (UBI) sẽ tạo ra hiệu ứng tương tự nếu được áp dụng trên phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, người Phần Lan kết luận rằng nếu như có 1 cuộc đại cải tổ trong hệ thống an sinh xã hội, họ có thể áp dụng chính sách phát không cho người dân 560 euro mỗi tháng mà không cần tăng thuế.
Dẫu vậy, Phần Lan lại là 1 trường hợp đặc biệt. Đây vốn là 1 trong những nước có tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo thấp nhất thế giới. Chi tiêu của Chính phủ hiện đã ở trên mức 50% GDP, do đó UBI sẽ không tác động quá nhiều đến ngân sách. Đây cũng là một nước có dân số già chắc chắn sẽ chi nhiều tiền cho an sinh xã hội. Do đó Phần Lan không mất quá nhiều khi thực hiện chính sách táo bạo này.
Qua thời gian, trên thế giới đang xuất hiện một số thay đổi trong quan niệm về lao động. Thứ nhất, mặc dù UBI không phải là chính sách khiến mọi người không còn muốn làm việc, nó giống như 1 nhu cầu cấp cao hơn là điều cần thiết. Có thể nhìn thấy thay đổi này trong xu hướng mới nổi lên gần đây: kỷ niệm sinh nhật lần thứ 40 bằng “gap year”, tức 1 năm tự cho phép bản thân “nghỉ giải lao giữa hiệp”, tìm đến những thứ khác xa so với cuộc sống vẫn đang diễn ra hàng ngày. Theo New York Times, trên những con đường cao tốc ở châu Âu xuất hiện ngày càng nhiều những người trung niên đến từ Phần Lan đi du lịch vòng quanh châu lục bằng xe gắn máy. Một số người khác thì chọn đi học hoặc theo đuổi đam mê. Các trường đại học ở châu Âu bắt đầu mở những khóa học được thiết kế riêng cho nhóm này.
Thứ hai, người già Phần Lan đang làm việc nhiều hơn. Lằn ranh phân cách giữa “độ tuổi lao động” và người nghỉ hưu đang ngày càng mờ đi. Năng suất lao động của Phần Lan đã được cải thiện do người lao động và việc làm được kết nối tốt hơn và người trưởng thành dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập.
Sự thay đổi thứ ba mang ý nghĩa tiêu cực hơn: sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Phần Lan đang phải đối mặt với nạn chảy máu chất xám do những người trẻ tham vọng ồ ạt di cư đến những thành phố lớn hơn và có mức thuế thấp hơn. Chính phủ Phần Lan hi vọng có thể mở rộng chính sách UBI đến người nhập cư để thu hút nhân tài trẻ tuổi. Tuy nhiên kế hoạch đó đã bị ngừng lại do không được bỏ phiếu thông qua.
Scotland lại làm được điều mà Phần Lan không làm khi áp dụng chính sách UBI cho người nhập cư đã sống và làm việc ở đây ít nhất nhằm thu hút người tài. Ở Glasgow (thành phố lớn nhất của Scotland) đã xuất hiện 1 cộng đồng các doanh nhân tập trung phát triển các nghề thủ công có thể sống tốt nhờ thu nhập cơ bản hay những nhà khởi nghiệp đến từ thung lũng Silicon. Edinburgh thì thu hút được nhiều nghệ sĩ và giới siêu giàu muốn sống cạnh họ.
Những người mới đến khiến giá nhà tăng lên và một số người phàn nàn về việc đánh mất bản sắc. Tuy nhiên, Scotland có thể ngăn chặn tình trạng kỳ thị người nước ngoài và hơn thế còn tạo ra trạng thái cân bằng trong đó những người dân thành thị giàu có sẽ tài trợ cho người nghèo thông qua thuế.
Một số nước khác muốn học tập mô hình này nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Một ví dụ là Idaho, một tiểu bang nằm ở phía Tây Bắc nước Mỹ. bang này áp dụng thu nhập cơ bản nhưng không phải để giảm nghèo mà coi đó là 1 phiên bản khác của đạo luật Đất ngụ cư (Homestead Acts) mà theo đó người Mỹ sẽ dành ra 10% đất đai để khuyến khích lập nghiệp ở miền Tây.
Chính quyền bang quyết định áp dụng thuế đất mới để tài trợ cho chương trình UBI, nhưng không thể thu được nhiều. Do đó trong năm đầu tiên chỉ có thể phát không 70 USD cho mỗi người trưởng thành. Năm sau đó, do giá bất động sản giảm mạnh và nhiều người Idaho giàu có bán biệt thự nghỉ dưỡng ở đây để chuyển tới Montana, chính sách này đã thất bại. Cuối cùng nó bị bãi bỏ sau khi Thống đốc bang không thể tái đắc cử.
Nếu như ở các nước phát triển vẫn còn nhiều tranh cãi về UBI, những người ủng hộ chính sách này đã giành được chiến thắng vang dội ở các nước mới nổi. Nhìn thấy sự thành công của GiveDirectly, quỹ từ thiện sử dụng công nghệ thanh toán qua di động để phát tiền mặt trực tiếp cho người nghèo, các nước châu Âu đã đồng ý thực hiện viện trợ nước ngoài qua dạng thức này. Theo đó EU lập nên 1 quỹ nhận tiền đóng góp từ các Chính phủ, quỹ từ thiện hoặc bất cứ cá nhân nào. Quỹ sẽ phát 1.000 USD mỗi năm cho mỗi người trưởng thành ở quốc gia đủ tiêu chí.
Đối với những nơi có đủ điều kiện để áp dụng thu nhập cơ bản, lợi ích mang lại là khá lớn. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh, dịch vụ y tế và giáo dục cũng được cải thiện. Sau đảo chính, ở Gambia xuất hiện 1 chính phủ mới và chính sách UBI bị hủy bỏ do hết ngân sách vì đã đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng. Nhiều người cho rằng người dân Gambia đang bị trừng phạt vì thứ mà họ có rất ít quyền kiểm soát.
Vẫn còn quá sớm để khẳng định một ngày nào đó chính sách thu nhập cơ bản sẽ giúp chấm dứt đói nghèo trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có thể nói rằng thế giới đã đạt được những bước tiến lớn trên hành trình hướng tới 1 tương lai giống như Utopia – thế giới không tưởng với hệ thống xã hội-luật pháp-chính trị đều đạt mức hoàn hảo và thống nhất, mọi người đc đối xử công bằng đã được Thomas More vẽ ra trong cuốn sách cùng tên.