Thế hệ người trẻ quyết định... nằm yên cho sướng, mặc kệ dòng đời ở Trung Quốc
"Triết lý nằm thẳng" gồm những điều cốt lõi: Công việc không phải tất cả, tiền bạc không đi đôi với hạnh phúc và việc khó quá thì... buông! đang thu hút một bộ phận không nhỏ giới trẻ Trung Quốc hiện nay.
- 29-05-2021MC Minh Trang và dự án giáo dục gửi tặng 1.000 phần quà cho con em các nhân viên y tế đang trực tiếp chống dịch dịp 1/6: Con háo hức, bố mẹ chống dịch vẹn tròn
- 29-05-2021Bác sĩ trẻ cạo trọc đầu, rạng rỡ trước khi lên đường chi viện tâm dịch Bắc Giang: Mong đại dịch sớm qua, trả lại cuộc sống bình yên cho dân mình
- 29-05-2021Ông chủ Vinamit ủng hộ 1.000 hộp bột mía trị giá hơn nửa tỷ VNĐ cho các nhân viên y tế chống dịch Covid-19 tại TP. HCM
Một bộ phận giới trẻ Trung Quốc đang sống theo trào lưu phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng của họ với văn hóa làm việc "vắt kiệt sức": Thay vì cố gắng đạt được những kì vọng mà gia đình, xã hội áp đặt hoặc chống lại tất cả, họ chỉ đơn giản là chọn cách đơn giản hơn - nằm yên.
Theo đó, "triết lý nằm thẳng" xuất phát từ một bài đăng hiện đã bị xóa trên diễn đàn Tieba. Chủ nhân bài đăng này đề cập đến thuật ngữ "tang ping" - hành động quyết tâm bỏ qua mọi nỗ lực để hoàn thành một công việc, mục tiêu nào đó.
Tác giả bài đăng mô tả bản thân là người thất nghiệp hai năm qua nhưng điều này chẳng có vấn đề gì cả. Thay vì bị cuốn vào guồng quay kỳ vọng của xã hội, anh chọn cách "nằm yên".
"Tại vì chưa bao giờ có một xu hướng đề cao tính chủ quan của con người ở đất nước chúng tôi, nên tôi sẽ tạo ra một xu hướng cho riêng mình: Nằm yên mặc kệ sự đời. Chỉ khi nằm xuống, con người mới có thể trở thành thước đo của vạn vật", người này viết.
Với tuyên bố hùng hồn, "tang ping" trở thành một từ thông dụng trong giới trẻ Trung Quốc. Trên nền tảng Douban, một nhóm có tên "Lying Down Group" thu hút gần 6.000 thành viên.
Bài đăng nhận được nhiều sự quan tâm trên nhóm này là "Hướng dẫn cách nằm xuống", trong đó liệt kê các bước để chấp nhận những thiếu sót của bản thân thay vì cố thay đổi, tiền bạc không liên quan tới hạnh phúc và "khó quá thì mạnh dạn cho qua".
"Theo tiêu chuẩn chung của xã hội, một lối sống chuẩn chỉnh phải bao gồm làm việc chăm chỉ, sự nghiệp thành công, phấn đấu mua nhà, xe hơi rồi kết hôn, sinh con. Tuy nhiên, tôi không quan tâm tới quan điểm đó, tôi cũng từ chối làm thêm giờ, không cần thăng chức và cũng không hào hứng với drama ở công ty" - Wendy, một thành viên năng nổ trong nhóm, cho hay.
Thuật ngữ "tang ping" của "triết lý nằm thẳng" phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc
Dù được nhiều bạn trẻ ủng hộ, lối sống này lại đang bị truyền thông Trung Quốc lên án cực dữ dội.
Nhật báo Quang Minh có trụ sở ở Bắc Kinh bày tỏ quan điểm: "Cộng đồng 'tang ping' rõ ràng là không tốt cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc".
"Dù thế nào đi nữa, những người trẻ tuổi phải có niềm tin vào tương lai. Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, với nguồn lao động dồi dào và lợi thế thị trường khổng lồ. Cuộc sống hạnh phúc nếu chúng ta chăm chỉ" - tờ Nanfang Daily, có trụ sở tại Quảng Châu, cho hay.
Ảnh minh họa
Huang Ping, giáo sư văn học tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, chuyên nghiên cứu văn hóa thanh niên, nói các phương tiện truyền thông nhà nước có thể lo ngại về lối sống "tang ping" vì có khả năng đe dọa năng suất lao động nếu mọi người đều ngừng làm việc.
Tuy vậy, "tang ping" cũng là một phản ứng có lý khi thế hệ Gen Z thực sự cảm thấy áp lực với cuộc sống và xã hội hiện tại.
Đại dịch, thất nghiệp, giá cả tăng vọt... là những nguyên nhân khách quan đè nặng lên đôi vai họ. Chưa kể tới áp lực gia đình, những quy chuẩn mà xã hội vẽ lên rồi quy chụp vào mỗi cá nhân kể từ khi họ ra đời.
Nguồn: Sixth Tone
Pháp luật và bạn đọc