The Poet Magazine chia sẻ cách thế hệ tiếp cận văn học trong xã hội hiện đại
Tác giả The POET Magazine từng chia sẻ rằng, lựa chọn phát triển trang web văn học là bước đi đẹp nhất nhưng cũng khó khăn nhất trong. Việc tiếp cận với thế hệ trẻ và trao đi giá trị tuyệt vời của các tác phẩm nghệ thuật quả thực không dễ dàng.
Giới trẻ và văn học - Tồn tại như "nam châm cùng dấu"
Nếu thường xuyên theo dõi các trang báo hay mạng xã hội, chắc hẳn vấn đề giới trẻ thiếu đi sự quan tâm với văn học chẳng xa lạ với bạn. Những câu trả lời ngô nghê về tác giả hay tác phẩm có thể khiến người xem bật cười, nhưng ẩn sau đó lại là lo ngại to lớn.
Dường như, việc tìm hiểu và nghiên cứu văn học với các bạn trẻ thời nay mang tính trách nhiệm hơn là yêu thích. Mục đích duy nhất của việc phân tích các tác phẩm chỉ đơn giản là để vượt qua môn học trên lớp.
Niềm đam mê với ngôn ngữ và câu từ rất khó có thể nhìn thấy ở hầu hết thế hệ gen Z. Các anh chàng, cô nàng hiện đại dành sự quan tâm lớn hơn cho những khía cạnh khác.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Trường - Tư Vấn Chuyên Môn của The POET Magazine từng nhận xét, văn học và phần nhiều các bạn trẻ như "nam châm cùng dấu". Khi đặt cạnh nhau, cả hai không có sự thu hút mà thay vào đó là đẩy ra xa.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Trường cho rằng giới trẻ và văn học khó tiếp cận nhau
Mặc dù chỉ là một phép ví von mang tính hình tượng dí dỏm nhưng ngẫm lại thật đáng buồn. Nếu vô tình gặp một cô cậu sinh viên nào đó trên đường và đặt câu hỏi về một bài thơ hay truyện ngắn, đáp án có thể khiến bạn ngỡ ngàng.
Vậy tại sao lại có tình trạng này, phải chăng văn học không đủ hấp dẫn hay cách tiếp cận của giới trẻ đang sai hướng?
Sự chệch hướng trong cách tiếp cận văn học của giới trẻ
Văn học không có lỗi, sách vở làm gì biết nói. Nhưng con người thì khác, tư duy đặt đúng chỗ có thể khiến bạn sâu sắc hơn nhưng cũng có thể dẫn bạn đến con đường vô cảm.
Công nghệ phát triển - Thay đổi cách đọc truyền thống
Trước tiên phải kể đến sự phát triển không ngừng của công nghệ số. Thế giới hiện đại mở ra với nhiều tiện ích hiện đại khiến ai cũng muốn tìm hiểu và mày mò. Mạng xã hội, video ngắn, trò chơi điện tử,... đều có sức hút cực kỳ lớn khiến bạn đã tham gia thì khó dứt. Không riêng gì giới trẻ, đến cả những người trưởng thành đôi khi cũng bị cuốn vào và chìm đắm.
Lướt một vòng các ứng dụng hay trang báo phổ biến, bạn khó có thể tìm thấy nội dung liên quan đến văn học. Điều này lý giải tại sao giới trẻ tiếp cận với các tác phẩm nghệ thuật bằng ngôn từ khó khăn đến thế.
Đa số các bài thơ, bài văn đều được in trong sách thay vì cung cấp qua hình thức online. Nếu bảo phải dành thời gian để mua và đọc theo kiểu truyền thống thì có lẽ, bạn cũng hiểu tại sao giới trẻ lại thờ ơ với văn học.
Văn học không xuất hiện nhiều trong thói quen hàng ngày của giới trẻ
Vấn đề thời gian
Trường hợp đam mê với các tác phẩm và mong muốn tìm hiểu, con người cũng có thể gặp vô vàn lý do để không được thỏa mãn sở thích. Việc học quá tải, đi làm bận rộn đến mức đến bản thân còn không có thời gian quan tâm trọn vẹn thì lấy đâu thì giờ để nghiên cứu văn học.
Thực tế dù có phũ phàng nhưng vẫn là thực tế, không ai có thể phủ nhận việc giới trẻ không thể tiếp cận văn học đúng cách. Nếu có nhu cầu thì cũng xuất hiện đủ nguyên nhân để nhấn chìm đi niềm đam mê vốn đã ít ỏi này.
The POET Magazine và con đường tiếp cận giới trẻ ngày nay
Thực trạng trước mắt có thể được lý giải bằng hai nguyên nhân rõ ràng. Thứ nhất là cách tiếp cận vật lý, khi mà sách giấy không còn đủ thu hút với người đọc. Thứ hai là cách tiếp cận về tinh thần, phải tạo được cảm giác hứng thú mới đủ sức kéo người trẻ đến với văn học.
The POET Magazine ra đời chính là để khắc phục và thậm chí là xóa bỏ hai vấn đề này. Tác giả Lorne Trương đã dành nhiều thời gian nghiên cứu nhằm tạo nên chuyên trang văn học - nghệ thuật tối ưu.
Tiếp cận với thói quen của người trẻ đúng cách
Giới trẻ được biết đến và sử dụng internet từ rất sớm thông qua điện thoại di động hay máy tính. Facebook, Zalo, Tik Tok, Instagram trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Giữa những giờ học hay giờ làm căng thẳng, dành một chút thời gian để lướt mạng xã hội trở thành thói quen khó bỏ. Lorne Trương cho rằng phải tìm cách tiếp cận thế hệ trẻ qua phương tiện này.
Anh chọn cách thành lập một chuyên trang văn học, sử dụng internet để đến gần hơn với người trẻ. Thay vì phải mở một quyển sách để đọc, người dùng chỉ cần vào website và xem các tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới.
Website có nhiều tiện ích chất lượng như tra cứu các bài thơ và bài văn, kiểm tra chính tả, tổng hợp ca dao, sưu tầm vè,... Các chuyên mục rõ ràng giúp bạn lựa chọn theo dõi đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi.
The POET Magazine tiếp cận giới trẻ thông qua Internet
Tạo cảm giác hào hứng với văn học
Để hấp dẫn người dùng, tác giả chú trọng ấn tượng đầu tiên cho từng bài viết đăng tải. Không chỉ có tiêu đề kích thích sự tò mò mà phần giới thiệu cũng được trau chuốt. Bất cứ ai khi bắt gặp bài viết cũng cảm thấy bị cuốn hút và nhấn vào để đọc.
Nội dung bên trong đảm bảo chất lượng, câu từ dễ hiểu, thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của từng tác phẩm. Các chuyên mục khác như tra cứu chính tả, ca dao, thơ,... cũng hỗ trợ người dùng tiếp cận văn học dễ dàng.
Cách tạo ấn tượng ngay từ tiêu đề giúp thu hút người đọc
Kết luận
Văn chương và thế hệ trẻ sẽ trở thành "nam châm trái dấu" nếu có cách tiếp cận nhau đúng đắn. The POET Magazine chính là bạn đồng hành tốt nhất dành cho những ai đang gặp khó khăn trước con đường chinh phục ngôn từ và cảm xúc của mình.
Tổ Quốc