Thêm 2 ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi từ ngày 27/3, mức lãi suất trên 9% trở thành "hàng hiếm"
Hiện chỉ còn một vài ngân hàng niêm yết mức lãi suất trên 9% là ABBank, Bắc Á Bank, Bao Viet Bank, OCB.
- 27-03-2023Giá vàng tuần này sẽ giảm sâu?
- 27-03-2023Lãi suất ngày 27/3: Ngân hàng nào niêm yết lãi suất tiền gửi cao nhất?
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) vừa cập nhật biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 27/3 với mức điều chỉnh giảm 0,1 - 0,2 điểm % ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Cụ thể, tại sản phẩm có lãi suất cao nhất là Tiền gửi online, lĩnh lãi cuối kỳ, các kỳ hạn từ trên 1 tháng đến dưới 6 tháng tiếp tục được áp dụng mức lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 6%/năm.
Trong khi đó, các kỳ hạn 6 tháng được điều chỉnh từ 8,9%/năm về mức 8,7%/năm. Dù vậy, chênh lệch lãi suất giữa kỳ hạn 5 tháng và 6 tháng vẫn lên tới 2,7% dù chỉ cách nhau 1 tháng.
Kỳ hạn 9 tháng đang được KienlongBank áp dụng mức lãi suất 8,75%. Trong khi các kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng cùng hưởng lãi suất 8,8%, cũng giảm 0,1 điểm %. Đây cũng là mức lãi suất cao nhất mà KienlongBank áp dụng cho các khoản tiền gửi.
Trong khi đó, kỳ hạn 15 tháng chỉ được hưởng lãi suất 8,7% và 18 tháng là 8,5%. Đáng chú ý, lãi suất kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng 8,4%, thấp hơn 0,5 điểm % so với kỳ hạn 6 tháng.
Đây là đợt giảm lãi suất tiền gửi thứ hai của KienlongBank trong 3 tuần qua. Trước đó, hồi đầu tháng 3, ngân hàng này vẫn niêm yết lãi suất cao nhất lên tới 9,3% cho các kỳ hạn 12 – 15 tháng. Tính chung trong 2 đợt giảm vừa qua, lãi suất tiền gửi Kienlongbank đã giảm tổng cộng khoảng 0,5 điểm % tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Cùng với Kienlongbank, LienVietPostBank cũng điều chỉnh biểu lãi suất từ ngày 27/3 và giảm ở khá nhiều kỳ hạn. Trong đó, lãi suất kỳ hạn từ 13 tháng trở đi được điều chỉnh giảm 0,2 điểm % xuống 9%/năm. Ngân hàng giữ nguyên lãi suất 6 tháng là 8,5%/năm và 12 tháng là 8,6%/năm.
Theo khảo sát biểu lãi suất tiền gửi niêm yết của các ngân hàng trong ngày 27/3, chỉ còn một vài ngân hàng áp dụng mức lãi suất trên 9% như ABBank, Bắc Á Bank, OCB.
Trước đó, hồi trung tuần tháng 2 vẫn có tới trên 10 nhà băng niêm yết lãi suất 9,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, cùng với hàng chục ngân hàng khác áp dụng mức lãi suất từ 9% trở lên. Như vậy, chỉ sau 1 tháng, mức lãi suất trên 9% tại kỳ hạn 12 tháng gần như đã trở thành "của hiếm" trên bảng niêm yết của các ngân hàng.
Xu hướng giảm lãi suất được ghi nhận bắt đầu từ tháng 2/2023 trong bối cảnh thanh khoản toàn hệ thống đã bớt căng thẳng so với hồi cuối năm trước.
Sau khi được phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng mới cho năm 2023, các ngân hàng cũng đạt được sự đồng thuận giảm lãi suất huy động 0,5 điểm % trước ngày 6/3. Riêng nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước, do mức lãi suất đã thấp nên sẽ chỉ giảm khoảng 0,2%/năm so với hiện hành.
Một số ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động sau khi NHNN hạ lãi suất điều hành từ ngày 15/3 như VietABank, Kienlongbank, Đông Á Bank,...
Bên cạnh lãi suất tiền gửi, một số ngân hàng gần đây cũng thay đổi lãi suất cơ sở (để tính lãi suất cho vay) theo định kỳ như Techcombank và SHB. Trong khi Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank vừa mới triển khai các gói cho vay ưu đãi với tổng quy mô lên tới 370.000 tỷ đồng và 500 triệu USD, với lãi suất chỉ từ 7%/năm.
Nhịp sống thị trường
- Lãi suất cao, dòng tiền đổ mạnh vào chứng chỉ tiền gửi
- Tiền đã rẻ hơn nhưng vì sao nhà đầu tư vẫn ngập ngừng?
- Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất từ ngày 3/4, nhiều nhà băng còn giảm cả kỳ hạn trên 6 tháng
- Giá vàng SJC giảm, nhà đầu tư nên mua hay bán?
- Lãi suất tái cấp vốn và trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng chính thức giảm từ hôm nay 3/4