Lãi suất cao, dòng tiền đổ mạnh vào chứng chỉ tiền gửi
Báo cáo tài chính quý I/2023 của nhiều ngân hàng cho thấy, chỉ tiêu huy động bằng chứng chỉ tiền gửi đã tăng mạnh so với đầu năm.
- 19-05-2023Giá vàng nhẫn rớt thảm, người mua lỗ nặng
- 19-05-2023Cổ đông VPBank sắp đón tin vui về cổ tức tiền mặt
- 19-05-2023NHNN bơm trả các ngân hàng 20.000 tỷ đầu tiên trong “gói” 110.000 tỷ
Như tại LPBank , cuối quý I/2023, ngân hàng đã huy động được 18.800 tỷ chứng chỉ tiền gửi, tăng 10.800 tỷ so với đầu năm (tăng 135%). Đây cũng là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất (41,5%) trong tổng lượng giấy tờ có giá của ngân hàng.
Với HDBank , giá trị chứng chỉ tiền gửi được ghi nhận vào cuối quý I/2023 là 22.848 tỷ đồng, tăng 12.069 tỷ đồng (tăng ~112%) so với đầu năm. Chỉ tiêu này chiếm gần 47% trong tổng lượng giấy tờ có giá đã phát hành, trong khi hồi đầu năm, tỷ lệ này chỉ ở mức 29,4%.
Hay tại ACB , tính đến 31/03/2023, ngân hàng đã phát hành 50.180 tỷ đồng giấy tờ có giá, tăng 5.850 tỷ (~13,2%) so với đầu năm. Trong đó chứng chỉ tiền gửi là động lực chính thúc đẩy tổng lượng giấy tờ có giá ở ACB tăng lên. Cụ thể, cuối quý I/2023, ngân hàng huy động được 14.100 tỷ, chứng chỉ tiền gửi, tăng 5.850 tỷ (~71%) so với đầu năm.
Tại OCB , lượng chứng chỉ tiền gửi ở ngày 31/03/2023 là 13.170 tỷ đồng, tăng 5.370 (tăng 68%).
Ở MSB , tại thời điểm cuối quý I/2023, ngân hàng có 5.152.5 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi, tăng 1.953 tỷ (tăng 61%) so với đầu năm.
Với VPBank lượng chứng chỉ tiền gửi đã phát hành tính đến cuối quý I/2023 là gần 55.870 tỷ, tăng 19.782 tỷ (54,2%) so với đầu năm. Trong đó, đáng chú ý nhất là lượng phát hành cho khách hàng cá nhân với hơn 8.129 tỷ, tăng hơn 8.080 tỷ, (tăng 16.634%); phát hành cho các tổ chức kinh tế là gần 47.741 tỷ đồng, tăng 11.701 tỷ (32%).
Hay ở ông lớn BIDV , tính đến cuối quý I/2023, ngân hàng có gần 170 nghìn tỷ giấy tờ có giá, tăng 12.928 tỷ (hơn 8%) so với đầu năm. Trong đó, riêng chứng chỉ tiền gửi là gần 114 nghìn tỷ, tăng 12.698 tỷ (hơn 12%).
Tính đến 31/03/2023, MB có 79.117 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi ,tăng 8.647 tỷ (tăng 12,2%) so với đầu năm. Theo thông tin MB chú thích, số chứng chỉ tiền gửi này được hưởng lãi suất từ 2,6%-9,9%/năm.
NamABank lại ghi nhận có gần 13.683 tỷ giấy tờ có giá vào cuối quý I/2023, tăng 1.300 tỷ (hơn 10%) so với đầu năm. Trong đó, chứng chỉ tiền gửi chiếm tỷ trọng 96% (~13.183 tỷ) và là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng.
Tính đến cuối tháng 3/2023, huy động từ phát hành giấy tờ có giá của SeABank là gần 24.764 tỷ đồng, tăng hơn 3.259 tỷ (~15% so với đầu năm). Trong đó,chứng chỉ tiền gửi là nhân tố duy nhất đóng góp vào tăng trưởng huy động giấy tờ có giá. Cụ thể, cuối kỳ chỉ tiêu này đạt 12.214,9 tỷ, tăng hơn 3.259 tỷ (tăng 36%).
Ở VietBank , tính đến ngày 31/03/2023, có 3.480 tỷ chứng chỉ tiền gửi, tăng 700 tỷ, tương đương với mức tăng 25% so với đầu năm. Đây cũng là nhân tố duy nhất đóng góp vào tăng trưởng huy động giấy tờ có giá của ngân hàng.
Tại Vietcombank , chỉ tiêu huy động bằng giấy tờ có giá được nâng lên toàn bộ là nhờ ngân hàng đã phát hành thêm chứng chỉ tiền gửi. Theo đó, đến cuối quý I/2023, Vietcombank có hơn 13.000 tỷ chứng chỉ tiền gửi, tăng 2.000 tỷ (tăng hơn 18%). Trong đó, có 13.000 tỷ giấy tờ có giá này ở kỳ ngắn hạn và 115 triệu có kỳ hạn dài. Chỉ tiêu tăng.
Chứng chỉ tiền gửi là một loại tài sản tài chính được phát hành bởi ngân hàng, chứng nhận về một số tiền nhất định được ký gửi tại tổ chức phát hành. Các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các loại chứng chỉ tiền gửi có quy định ngày đáo hạn, lãi suất cụ thể và có thể được phát hành ở các mệnh giá khác nhau. Loại giấy tờ có giá này giúp các ngân hàng có thể chủ động huy động vốn với khối lượng, kỳ hạn mong muốn, mà không cần phải quá phụ thuộc vào khách hàng.
Thông thường, nhà đầu tư lựa chọn loại tài sản này vì một số điểm 1) đây là một sản phẩm được phát hành và bảo đảm của ngân hàng 2) có thể giao dịch được trên thị trường thứ cấp, chuyển nhượng dễ dàng khi có nhu cầu. Hiện tại, một số ngân hàng cũng đã phát triển hệ thống giao dịch giúp nhà đầu tư có thể tiến hành trao đổi, mua bán sản phẩm này một cách nhanh chóng và tiện lợi. 3) lãi suất chứng chỉ tiền gửi thường sẽ cao hơn so với tiết kiệm truyền thống. Trong bối cảnh lãi suất huy động giảm như hiện tại, chứng chỉ tiền gửi đang là sự lựa chọn của không ít nhà đầu tư.
Trên thực tế, trong kế hoạch kinh doanh năm 2023, không ít ngân hàng đã bắt đầu quan tâm hơn đến chứng chỉ tiền gửi và xem đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc phát triển tổng huy động. Bởi lẽ kỳ hạn của chứng chỉ tiền gửi khá ổn định và dài, thường ít nhất là 6 tháng trở lên và nhiều ngân hàng áp dụng phổ biến kỳ hạn 1 năm trở lên.
Trong quý I năm nay, mặt bằng lãi suất tiết kiệm ở mức cao và chứng chỉ tiền gửi được các ngân hàng khuyến khích người gửi tiền nên lãi suất được cao hơn đáng kể so với tiền gửi thông thường. Đó là lý do giúp các ngân hàng hút được nhiều tiền gửi như đã đề cập ở trên.
Nhịp sống Thị trường