Thêm cảnh báo về trí tuệ nhân tạo
Các cơ quan quản lý tài chính ở Mỹ lần đầu tiên xem công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là rủi ro đối với hệ thống tài chính.
- 17-12-2023Nhân viên Tesla đình công, biểu tình, Elon Musk còn đổ thêm dầu vào lửa, công khai gọi là 'điên rồ'
- 17-12-2023Mark Zuckerberg xây hầm trú ẩn cho 'ngày tận thế'
- 17-12-2023Nhật Bản cam kết hợp tác cùng phát triển với ASEAN
Trong báo cáo mới nhất được công bố hôm 14-12, Hội đồng Giám sát ổn định tài chính (FSOC) cho rằng việc nhanh chóng ứng dụng AI có thể gây ra những rủi ro mới cho hệ thống tài chính của Mỹ nếu công nghệ này không được giám sát đúng cách.
Theo FSOC, AI có thể thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hiệu quả tại các công ty tài chính nhưng cũng đòi hỏi sự thận trọng từ cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó, các công cụ AI ngày càng phụ thuộc vào dữ liệu bên ngoài và từ các nhà cung cấp bên thứ ba, từ đó gây ra rủi ro về vấn đề riêng tư và an ninh mạng. Vì thế, báo cáo khuyến nghị các công ty và cơ quan quản lý "tăng cường chuyên môn và năng lực" để giám sát việc sử dụng AI và xác định các rủi ro mới.
FSOC gồm các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu của Mỹ và hiện do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen làm chủ tịch. Theo bà Yellen, mức độ sử dụng AI có thể tăng khi ngành công nghiệp tài chính ứng dụng các công nghệ mới và FSOC sẽ đóng vai trò giám sát các rủi ro mới nổi.
Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ, một thành viên của FSOC và một số cơ quan quản lý khác đang giám sát chặt chẽ cách thức sử dụng AI của doanh nghiệp. Chính phủ Mỹ gần đây cũng chính thức ban hành sắc lệnh hành pháp nhằm giảm thiểu rủi ro từ AI.
Vào tuần rồi, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận toàn diện về quản lý AI. Một quy định đáng chú ý là các công ty công nghệ hoạt động ở EU sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin về dữ liệu dùng để huấn luyện các hệ thống AI và thử nghiệm sản phẩm, đặc biệt là trong các lĩnh vực ứng dụng được đánh giá có nguy cơ cao, như phương tiện tự lái và chăm sóc y tế.
Người lao động