MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thêm chuyên gia và một số bộ hỗ trợ công tác cứu hộ cháu bé ở Đồng Tháp

04-01-2023 - 17:12 PM | Sống

Thêm chuyên gia và một số bộ hỗ trợ công tác cứu hộ cháu bé ở Đồng Tháp

Liên quan đến việc giải cứu bé trai (10 tuổi) lọt xuống trụ bê tông ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Sáng nay (4/1), Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Ban quản lý Dự án Mỹ Thuận cùng các chuyên gia, công an, quân đội đã đến để hỗ trợ thêm cho công tác cứu nạn bé trai bị kẹt trong trụ bê tông.

Từ đêm 3/1 đến 11h ngày 4/1, công tác cứu hộ vẫn đang được Ban chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Đồng Tháp thực hiện khẩn trương nhằm cứu nạn em bé lọt trong trụ bê tông. Phương pháp khoan guồng xoắn thực hiện ở độ sâu đáy cọc bê tông khoảng 34m, còn phương pháp khoan xoáy nước đang tạm dừng thi công. Do điều kiện địa chất phức tạp nên công tác cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tất cả phương tiện, thiết bị, nhân lực đã được huy động tối đa cho công tác cứu nạn em bé. Dự kiến, sau khi hoàn thành công tác khoan làm mềm đất, sẽ cho tiến hành nhổ cọc bê tông.

Thêm chuyên gia và một số bộ hỗ trợ công tác cứu hộ cháu bé ở Đồng Tháp - Ảnh 1.

Thiết bị được lực lượng Quân đội mang tới

Sáng nay, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Ban quản lý Dự án Mỹ Thuận cùng các chuyên gia, công an, quân đội đã đến để hỗ trợ thêm cho công tác cứu nạn bé trai bị kẹt trong ống cọc bê tông.

Trao đổi với phóng viên về công tác cứu hộ cháu bé, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, các lực lượng cứu hộ đã làm việc xuyên đêm và thực hành công tác cắt trụ bê tông khi được đưa lên trên. Với việc công việc khẩn trương thì hy vọng đến cuối ngày hôm nay sẽ đưa được trụ bê tông lên sau đó lực lượng Công binh sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp cứu hộ tiếp theo.

Thêm chuyên gia và một số bộ hỗ trợ công tác cứu hộ cháu bé ở Đồng Tháp - Ảnh 2.

Thiết bị được đưa tới hiện trường để phục vụ công tác cứu hộ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cũng thông tin, sau khi kết thúc công đoạn khoan guồng xoắn tan rã đất xung quanh và đem lên để làm giảm áp lực ma sát tối đa thì dùng cáp chuyên dụng, đây là bước thứ hai sau khi hoàn thành các công việc khoan guồng xoắn. Tới thời điểm hiện tại đã có mũi khoan đã xuyên sâu hơn 35m nhưng vẫn cần phải thêm nhiều mũi khoan nữa.

Thêm chuyên gia và một số bộ hỗ trợ công tác cứu hộ cháu bé ở Đồng Tháp - Ảnh 3.

Mọi công việc được triển khai nhanh chóng

Ông Đoàn Tấn Bửu chia sẻ thêm, khi khoan xuống độ sâu khoảng 30-40m, lực lượng cứu hộ gặp khó khăn khi tầng đất rất phức tạp, bám dính, trong khi lòng ống 1,5m chật hẹp cũng gây khó khăn cho công tác cứu hộ. Bên cạnh đó, các đơn vị có nhiều nỗ lực, tham khảo ý kiến chuyên gia liên tục và thực hiện nhiều giải pháp nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm cao làm việc cẩn trọng, làm tới đâu an toàn đến đó, an toàn cho công tác cứu hộ nên chưa có thể chắc chắn được hoàn thành vào lúc nào.

Thêm chuyên gia và một số bộ hỗ trợ công tác cứu hộ cháu bé ở Đồng Tháp - Ảnh 4.

Lực lượng làm việc liên tục.

Về tiên lượng sức khỏe cháu bé, Ông Đoàn Tấn Bửu cho hay: “Ngay từ lúc đầu, chúng tôi có tiên lượng rất xấu, em bé bị rơi trong lòng ống chật hẹp mà độ sâu trên 10m, có thể bị đa chấn thương và thông khí không đảm bảo ở độ sâu như vậy. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn hướng tới điều may mắn, vẫn duy trì thông khí cho bé cũng hy vọng có oxy là điều kiện để duy trì cho khả năng sống của cháu”.

Thêm chuyên gia và một số bộ hỗ trợ công tác cứu hộ cháu bé ở Đồng Tháp - Ảnh 5.

Điều kiện địa chất phức tạp nên công tác cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn

Trong đêm hôm qua (3/1), lực lượng cứu hộ đã làm việc xuyên đêm với quyết tâm cao nhất, hoàn thành sớm nhất việc giải cứu cháu bé, Quân khu 9 đưa thêm 2 máy cắt trụ bê bông công suất lớn từ Cần Thơ về đến hiện trường để thực hiện cắt trụ bê bông khi được nhấc lên.

Về công tác cứu hộ bé trai sẽ được chúng tôi cập nhật trên các phương tiện truyền thông của VOV./.

Theo Phạm Hải

VOV

Trở lên trên