Thêm một gã khổng lồ truyền thông Trung Quốc dự định hủy niêm yết ở Mỹ trước sức ép lớn từ "quê nhà"
Theo các nguồn tin tiết lộ với Reuters, Chủ tịch của Weibo – công ty đang niêm yết trên sàn Nasdaq, và một nhà đầu nhà nước tại Trung Quốc có kế hoạch tư nhân hóa công ty này.
- 07-07-2021Cú lừa thế kỷ của 'đại gia chém gió Pakistan' (P2): Bí mật bị phanh phui và sự sụp đổ của công ty hoạt động vì hạnh phúc nhân loại
- 05-07-2021Cú lừa thế kỷ của 'đại gia chém gió Pakistan' (P1): Giới thượng lưu sập bẫy hàng loạt, Bill Gates và các chính trị gia hàng đầu đều là nạn nhân
Thỏa thuận tư nhân hóa có thể sẽ định giá Weibo ở mức hơn 20 tỷ USD. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cổ đông Alibaba rút vốn và chứng kiến Weibo sẽ niêm yết tại Trung Quốc để tận dụng mức định giá cao hơn.
Công ty cổ phần New Wave của chủ tịch Charles Chao – cổ đông lớn nhất của Weibom hiện đang làm việc với một công ty nhà nước có trụ sở tại Thượng Hải nhằm thành lập một liên doanh để thực hiện thỏa thuận này. Tuy nhiên, nguồn tin trên không tiết lộ danh tính của công ty nhà nước tham gia vào thương vụ.
2 trong số 3 nguồn tin tiết lộ với Reuters, liên doanh các công ty này đang nhắm đến mục tiêu đưa ra mức giá khoảng 90-100 USD/cổ phiếu để tư nhân hóa Weibo, tương đương với mức đền bù vượt 80-100% so với mức giá trung bình 50 USD trong tháng qua của cổ phiếu này. Ngoài ra, liên doanh cũng kỳ vọng thỏa thuận sẽ được hoàn tất trong năm nay.
Trong năm nay, cổ phiếu Weibo tăng 33%, sau khi giảm 12% vào năm 2020.
Trong một thông báo, Weibo cho biết Chao và một nhà đầu tư nhà nước đang đàm phán để tư nhân hóa công ty là không đúng sự thật. Công ty đã nhắc đến việc ông Chao nói đến việc ông không thảo luận với bất kỳ ai về việc hủy niêm yết công ty.
Reuters dẫn lời các nguồn tin, kế hoạch trên bắt nguồn từ việc Bắc Kinh yêu cầu Alibaba và Ant thoái vốn khỏi công ty truyền thông này để kiểm soát tầm ảnh hưởng của họ với dư luận trong nước. Theo báo cáo thường niên, Alibaba nắm giữ 30% cổ phần của Weibo tính đến tháng 2, trị giá 3,7 tỷ USD tính đến thứ Sáu tuần trước.
Trước đó, hồi tháng 2, hãng tin này cũng cho biết Weibo đã thuê các ngân hàng tư vấn về việc niêm yết lần 2 tại Hồng Kông vào nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, kế hoạch này hiện không được thực hiện nữa.
2 nguồn thạo tin cho hay, sau khi thỏa thuận này hoàn tất, Chao có thể sẽ rời khỏi Weibo. Kế hoạch này cũng phản ánh nỗ lực của Trung Quốc trong việc thắt chặt kiểm soát với các công ty phương tiện truyền thông và internet thuộc sở hữu tư nhân.
Hiện tại, Weibo đang phải đối mặt với sự giám sát gắt gao và có thể sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về kiểm toán nghiêm ngặt hơn từ phía Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa Bắc Kinh và Washington tăng cao.
Thời gian gần đây, một số công ty Trung Quốc đã hủy niêm yết tại Mỹ, khi thực hiện tư nhân hóa hoặc quay về "quê nhà" để niêm yết lần 2. Dữ liệu của Dealogic cho thấy, có hơn 16 công ty Trung Quốc hủy niêm yết, trị giá 19 tỷ USD vào năm ngoái. Trong khi đó, năm 2019 chỉ là 5 thương vụ với 8 tỷ USD.
Hôm 6/7, Trung Quốc cũng cho biết họ sẽ tăng cường giám sát các công ty niêm yết ở nước ngoài do cần cải thiện quy định về bảo mật và luồng dữ liệu xuyên biên giới.
Kể từ khi ra mắt năm 2009, Weibo đã phát triển với tốc độ chóng mặt khi mạng xã hội Twitter không được phép sử dụng ở Trung Quốc. Hơn 500 triệu người Trung Quốc đã sử dụng nền tảng này để chia sẻ về mọi thứ từ những bộ phim Hàn Quốc cho đến vấn đề chính trị của Trung Quốc.
Alibaba đã mua 18% cổ phần của Weibovào năm 2013 với 586 triệu USD. Đây là động thái lớn đầu tiên của tập đoàn này trong việc đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trên các trang mạng xã hội. Kể từ đó, Alibaba tiếp tục tăng cổ phần. Năm 2014, Weibo niêm yết trên sàn Nasdaq.
Tham khảo CNBC