Thêm một khách hàng vừa chốt đơn 700.000 tấn nhiên liệu của Nga trong tháng 7: Nhu cầu tiêu thụ đang ở đỉnh điểm, sản lượng dầu đứng thứ 2 thế giới
Bên cạnh Trung Quốc, quốc gia này đang nổi lên là những người mua nhiên liệu lớn nhất của Nga.
- 17-08-2024Bị Mỹ và châu Âu làm khó, Nga thần tốc tìm ra cách lách lệnh trừng phạt LNG, sẵn sàng giao tới các 'khách hàng thân thiện'
- 16-08-2024Hàng chục nghìn tấn hàng từ Israel đổ bộ Việt Nam với mức giá gây sốc: Nhập khẩu tăng hơn 3.000%, nước ta tiêu thụ hơn 10 triệu tấn/năm
- 15-08-2024Ukraine tiếp tục mạnh tay săn lùng 'kho báu lớn thứ 3 thế giới' của Việt Nam: Xuất khẩu tăng gần 4.000%, nước ta trở thành cứu tinh cho châu Á
Theo Reuters, khi các nhà máy lọc dầu đã hoàn thành việc bảo trì theo kế hoạch, Nga đã tăng cường xuất khẩu các loại nhiên liệu của mình thông qua đường biển trong tháng 7, trong đó phần lớn được gửi đến Trung Quốc và Saudi Arabia.
Cũng theo số liệu từ Reuters, tổng số lô hàng nhiên liệu và dầu chân không (VGO) của Nga đã tăng 7% so với tháng trước trong tháng 7, lên ngưỡng 4 triệu tấn.
Trong số 4 triệu tấn này, Trung Quốc và Saudi Arabia mỗi nước nhập khẩu 700.000 tấn, với xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 18% so với tháng 6 và xuất khẩu sang Saudi trong tháng 7 tăng gần gấp đôi so với tháng trước.
Thay vì là Trung Quốc và Ấn Độ, Saudi đã nổi lên là quốc gia nhập khẩu nhiên liệu lớn của Nga trong tháng 7. Nguyên nhân là bởi quốc gia này cần sử dụng nhiều nhiên liệu để phát điện trong những ngày hè nóng nực với mức tiêu thụ điện lên đến đỉnh điểm cùng với nhu cầu sử dụng điều hòa không khí tăng vọt.
Là nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới và lớn nhất OPEC, Saudi Arabia được xác minh có trữ lượng khoảng 267 tỷ thùng dầu thô. Nước này sản xuất hơn 9 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2021 và tăng lên 11,5 triệu thùng/ngày vào năm 2022, nhưng gần đây đã cắt giảm nửa triệu thùng/ngày trong đợt cắt giảm sản lượng mới nhất trong OPEC+.
Saudi Arabia có kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất lên 13 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2027. Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã cảnh báo rằng nước này sắp đạt đến đỉnh dầu mỏ.
Theo dữ liệu vận chuyển được trích dẫn bởi Reuters, một phần dầu nhiên liệu và VGO xuất khẩu bằng đường biển của Nga đã chứng kiến sự vận chuyển và bốc hàng từ tàu này sang tàu khác (ship to ship) ngoài khơi bờ biển Malta và Hy Lạp. Hầu hết các lô hàng STS đều hướng đến Châu Á.
Nga đã chuyển hướng sang châu Á trong hoạt động xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ bằng đường biển sau khi phương Tây cấm vận nhập khẩu xăng dầu từ Nga sau xung đột với Ukraine.
Khi xuất khẩu dầu thô và nhiên liệu của Nga sang châu Á tăng lên, khối lượng xuất khẩu nhiên liệu của Nga qua châu Phi sang châu Á cũng tăng theo.
Theo dữ liệu vận chuyển LSEG do Reuters đưa tin, xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga sang châu Á qua Mũi Hảo Vọng đã tăng gần gấp đôi trong tháng 7 so với một tháng trước đó lên mức cao nhất mọi thời đại.
Kể từ cuối năm 2023, nhiều chủ tàu và người thuê tàu đã chọn sử dụng tuyến đường dài hơn qua Châu Phi để tránh đi qua Biển Đỏ, nơi các tàu mang cờ hoặc thuộc sở hữu của phương Tây và Israel đang bị đe dọa.
Theo Oilprice
Nhịp sống thị trường