Theo đuổi công việc mình đam mê cũng giống như kết hôn với người mình yêu: bạn đời có thể chấp nhận mọi điều về bạn, nhưng liệu công việc có trung thành với bạn mãi mãi
Nhiều người nói rằng theo đuổi đam mê là bí quyết cho một công việc trọn vẹn. Miễn là bạn có đam mê với công việc của mình, bạn sẽ có tiền trong tài khoản và bạn cũng sẽ hạnh phúc nữa.
- 11-01-2019Nguyên nhân không ngờ khiến bạn luôn cảm thấy công việc bế tắc và 5 bí quyết vạn năng để vượt qua giai đoạn khó khăn!
- 10-01-2019Khi tự kỉ luật khiến cho cuộc sống của bạn tồi tệ hơn: Ám ảnh deadline công việc, burn out, sách self-help và ước mơ trở thành người thành công
- 08-01-20198 điều thú vị ít biết về CEO Lavita Trần Thị Quỳnh: Đơn giản, không xuề xòa nhưng đây mới là điều quan trọng để tạo được thiện cảm trong công việc
Bạn có bao giờ thắc mắc sao mọi người lại có sự nghiệp như hiện tại? Đa số chúng ta sẽ cân nhắc công việc đảm bảo cả đời - khá giống với việc kết hôn.
Nhưng chẳng giống kết hôn, tìm kiếm con đường sự nghiệp của bạn không phải lúc nào cũng lãng mạn như gặp được nửa kia của cuộc đời. Trong khi người bạn đời chấp nhận mọi điều về bạn thì sự nghiệp có thể đá văng bạn đi bất cứ lúc nào cảm thấy bạn không còn cần thiết nữa.
Vậy nên câu hỏi là, làm sao bạn biết được bạn đã chọn đúng việc?
Nếu bạn nhìn kỹ hơn một chút về cách chúng ta lựa chọn công việc, bạn sẽ để ý thấy có hai thông lệ theo sau.
Điều đầu tiên bao gồm một danh sách điểm mạnh và điểm yếu của chúng ta, những thứ chúng ta có đủ trình độ và chuyên môn. Sau đó chúng ta sử dụng danh sách này để sàng lọc các cơ hội việc làm, và các lựa chọn sẽ dựa trên hiểu biết và năng lực của mình.
Nhưng hãy thành thật đi - những điểm mạnh thường không liên quan gì đến thứ mà chúng ta đam mê cả. Chỉ vì chúng ta giỏi điều gì đó, không nhất thiết chúng ta phải chọn công việc theo nó. Tương tự như vậy, nhận một công việc trong khả năng của bạn không có nghĩa đó là công việc mà bạn mong ước.
Các nghiên cứu tâm lý học cũng cho biết, sự đa dạng là một trong sáu điều cần thiết cơ bản của con người.
Điều này giải thích vì sao chúng ta sẽ không thỏa mãn với công việc dễ dàng và thoải mái. Nghĩa là, việc lựa chọn công việc theo chuyên môn chưa chắc sẽ là lời khuyên tốt.
Điều thứ hai, chúng ta nhìn vào sở thích và thói quen.
Nhiều người tin rằng, đam mê sẽ tiếp sức cho họ cho đến ngày họ về hưu. Và rồi lựa chọn nghề nghiệp của họ cũng bị ảnh hưởng bởi sở thích cá nhân.
Nhiều người nói rằng theo đuổi đam mê là bí quyết cho một công việc trọn vẹn. Miễn là bạn có đam mê với công việc của mình, bạn sẽ có tiền trong tài khoản và bạn cũng sẽ hạnh phúc nữa. Nhưng việc này xảy ra thường xuyên trong đời thực chứ?
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi cuộc thăm dò của Gallup, 85% dân số ghét công việc của mình. Nhưng chúng ta lại ở đây nghĩ rằng đam mê và sở thích sẽ giúp ta vượt qua khó khăn trong công việc.
Tại một thời điểm, 85% trong cuộc thăm dò đó thích công việc của mình, nhưng có lẽ lúc đầu đó không phải là công việc phù hợp? Nếu đam mê là chìa khóa, tại sao có được một công việc khiến ta thỏa mãn lại khó đến vậy?
Câu trả lời đơn giản là theo đuổi đam mê không còn là lời khuyên hay cho sự nghiệp nữa, bởi:
1. Sở thích của bạn luôn thay đổi
Khi bạn lớn bạn muốn trở thành người thế nào?
Chúng ta đã hỏi câu hỏi này nhiều lần trong những năm tuổi trẻ. Hãy tưởng tượng cả cuộc đời chúng ta được quyết định dựa trên sở thích của chúng ta năm 5 tuổi. Công việc của chúng ta sẽ khác với công việc chúng ta đang làm hiện nay.
Có thể bạn sẽ nói là đương nhiên, không thể quyết định ở độ tuổi nhỏ như vậy. Nhưng chúng ta có quyền gì mà quyết định độ tuổi nào là phù hợp để đưa ra quyết định cho sự nghiệp? Có rất nhiều người thành công có cùng những mục tiêu nghề nghiệp từ khi họ còn nhỏ. Và cũng có một số người không tìm được cho đến khi trưởng thành.
Sở thích của chúng ta thường xuyên thay đổi. Điều tưởng chừng như là công việc trong mơ của chúng ta giờ đây dường như không còn là thứ chúng ta mong muốn nữa.
Lựa chọn công việc dựa trên sở thích không đảm bảo được sự thỏa mãn. Tốt hơn nên sử dụng đam mê và sở thích như là sự định hướng thay vì là quyết định cuối cùng.
2. Bạn quá chú trọng bản thân
Các doanh nghiệp hoạt động vì nhu cầu của người khác, chúng không được xây dựng vì muốn tạo nên tên tuổi trong ngành công nghiệp. Theo cách tương tự, công việc của chúng ta không chỉ vì lợi ích của chúng ta thôi. Công việc đặt chúng ta vào vị trí mà chúng ta chịu trách nhiệm cho cộng đồng - bất kể trong ngành nghề nào.
Để trở nên thành công, chúng ta cần phải hỏi vai trò thực sự của chúng ta trong xã hội. Khi chúng ta xây dựng con đường sự nghiệp bằng sở thích cá nhân, chúng ta thường thất bại trong việc nhìn vào bức tranh toàn cảnh và chúng ta phù hợp với sự cân bằng thế nào.
Tất cả các công việc đều có ưu và nhược điểm. Có lẽ bạn chỉ yêu thích mặt tích cực của công việc thôi. Trong thời điểm khó khăn hơn, có thể bạn sẽ không nghĩ về nó như trước nữa. Thay vì cố chỉ tập trung vào đam mê và sở thích, lùi lại và tìm kiếm cơ hội có thể tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội.
3. Điều bạn muốn không nhất thiết là thứ mà thế giới cần
Có thể bạn muốn trở thành triệu phú hoặc nhà văn đạt giải Nobel, nhưng không biết cách trao giá trị cho người khác trước thì rất khó để đạt được thành công. Hãy nghĩ thế này - một công ty sẽ không thể tạo ra một sản phẩm có lượng tiêu thụ cao nếu sản phẩm đó không có ích cho người mua.
Nhiều người nói rằng họ muốn thay đổi cuộc sống qua công việc. Nhưng chúng ta thực hiện bằng cách nào đây nếu tất cả những gì chúng ta nghĩ là chúng ta giỏi ở điểm nào hay chúng ta thích hay không thích điều gì? Để tìm ra công việc phù hợp nhất với bạn, hãy hỏi thế giới điều nó cần và khám phá điều bạn có thể giúp.
Một cách mới để chọn lựa công việc
Lựa chọn công việc chưa bao giờ là dễ dàng cả. Có quá nhiều yếu tố để suy nghĩ: đam mê của bạn, sở trường, mục tiêu cá nhân. Nhiều người tập trung vào bản thân trước khi bắt đầu hành động.
Nhưng nếu bạn bắt đầu hỏi bản thân làm sao để có thể bắt đầu giúp đỡ người khác trước, mọi thứ khác sẽ được đặt đúng vị trí thôi. Bạn không chỉ thực sự có mong muốn giúp đỡ, mà bạn còn nghĩ cách để tự tạo ra sự thay đổi đó nữa. Bạn không chỉ có hứng thú, bạn trở nên đầu tư vào đó - và đó là cách đam mê gặp mục đích.
Nhịp Sống Kinh Tế/MED