Thép cán nóng HRC Trung Quốc giá rẻ tràn vào Việt Nam, lượng nhập tăng 200% sau 2 tháng: Hoa Sen (HSG) được dự báo tăng 25% lợi nhuận
HSG là công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất tôn mạ với 29% thị phần trong nước và 30% thị phần xuất khẩu. Hiện, HSG đã xuất được sang 87 nước, sản lượng xuất khẩu vượt mốc 121.000 tấn/tháng.
- 07-04-2024Thép Nam Kim lên kế hoạch lợi nhuận 2024 tăng 137%, phát hành cổ phiếu giá 12.000 đồng huy động 1.600 tỷ dồn lực cho DA Nam Kim Phú Mỹ
- 18-03-2024Thay vì cho quỹ phi lợi nhuận, ông Lê Phước Vũ chuyển toàn bộ cổ phần tại Hoa Sen cho con gái út sinh năm 2001, dù con gái “khóc, sợ trách nhiệm”
- 26-02-2024Chuỗi siêu thị VLXD Hoa Sen Home: Giấc mơ 2 tỷ USD, nỗ lực cuối cùng của ông Lê Phước Vũ trước khi rời Tập đoàn
- 27-12-2023Hoa Sen tái khởi động lại mảng kinh doanh bất động sản, "săn" quỹ đất 1.000 - 3.000 tỷ đồng
Trong báo cáo phân tích mới đây, CTCP Tiên Phong Securities (TPS) thống kê, các tháng gần đây, nhập khẩu thép (đặc biệt là thép cán nóng HRC) vào Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh do thị trường thép Trung Quốc đang trong tình trạng ảm đạm. Luỹ kế 2 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thép đã lên mức 1,8 triệu tấn, tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là thép cán nóng giá rẻ.
Thép cán nóng là nguyên liệu sản xuất chính của các doanh nghiệp ngành tôn mạ. TPS đánh giá, nhờ nguồn nguyên liệu HRC giá rẻ nói trên, biên lợi nhuận của Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán HSG) sẽ tăng 6,5%, qua đó tăng 24,6% lợi nhuận gộp.
Hoa Sen là công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất tôn mạ với 29% thị phần trong nước và 30% thị phần xuất khẩu. Tập đoàn này đã xuất được sang 87 nước, sản lượng xuất khẩu vượt mốc 121.000 tấn/tháng.
Tại Đại hội cổ đông thường niên mới đây, dự báo về tình hình năm 2024, HSG nhận định thị trường vẫn tiềm ẩn rất nhiều bất ổn, khó lường có thể gây tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp ở cả thị trường trong và ngoài nước. Chính vì vậy, HSG đặt kế hoạch kinh doanh NĐTC 2023 - 2024 theo 2 phương án, cụ thể:
Đáng chú ý, trong chiến lược đến năm 2029, HSG xem xét mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang các lĩnh vực như: Tài chính, ngân hàng; chứng khoán; bảo hiểm; bất động sản; cơ khí (chính xác và chế tạo); công nghệ bán dẫn; bất động sản (văn phòng, nhà ở, khu dân cư, đô thị); giáo dục, đào tạo; chăm sóc sức khỏe; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; đầu tư tài chính; M&A văn hóa; nghệ thuật, biểu diễn, tổ chức sự kiện…
Tổng mức đầu tư tối đa cho các ngành nghề mở rộng không quá 5.000 tỷ đồng.
An ninh Tiền tệ