Chứng khoán BSC: Năm 2014 là năm của midcap, nhiều ngành hấp dẫn đầu tư
Quan điểm chung của BSC cho thấy nền kinh tế đang bắt đầu đi vào giai đoạn phục hồi và TTCK đang có cơ hội lớn hơn so với năm 2013.
- 12-02-2014Chứng khoán BSC: Chưa thể kết luận rằng sức cầu đã tăng
- 11-02-2014Chứng khoán BIDV-BSC: Thị trường sẽ dao động lớn trong tháng 2
- 17-01-2014CK BSC: Năm 2014 đến lượt TTCK Việt Nam
Theo BSC, TTCK Việt Nam đã vào giai đoạn cuối của chu kỳ phục hồi đầu tiên trước khi bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ hơn tiếp theo, với độ rộng thị trường lớn hơn. Các nhóm ngành “theo sau” như bất động sản, xây dựng, thủy sản.. đã tăng trưởng trở lại và các nhóm cổ phiếu midcap phục hồi mạnh mẽ nhưng vẫn ở mức định giá hấp dẫn. Theo BSC, năm 2014 sẽ là năm của cổ phiếu midcap với quy mô vốn hóa từ 300-1000 tỷ đồng.
Chiến lược trung và dài hạn với các cổ phiếu quy mô vừa và lớn với cơ bản tốt, thuộc các ngành dự kiến sẽ có tăng trưởng là chủ đạo của thị trường năm 2014. Cơ hội đầu tư ngắn hạn cũng sẽ xuất hiện tại các cổ phiếu smallcap có KQKD cải thiện.
Theo BSC, năm 2014 TTCK Việt Nam sẽ diễn biến qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tư quý 1 đến đầu quý 2/2014, TTCK sẽ tăng dựa vào ưu thế của các nhóm cổ phiếu bluechips và largecap, các cổ phiếu ưa thích của nhóm NĐT nước ngoài và nhóm ngành hưởng lợi từ chính sách như dầu khí, dệt may, bất động sản, tài chính và nhóm được kỳ vọng có KQKD tốt như săm lốp.
Đến nửa sau quý 2/2014, qua trình điều chỉnh, kiểm định sẽ diễn ra kèm theo đó là sự phục hồi của các cổ phiếu midcap và các ngành có tính phòng thủ cao như điện, dược, hàng tiêu dùng, ngoài ra tùy thuộc vào tác dụng của các chính sách kinh tế một số nhóm ngành như xây dựng, vật liệu thủy sản cũng có khả năng thu hút dòng tiền
Từ quý 3/2014 trở đi, TTCK đi ngang và tăng trở lại nếu các yếu tố hỗ trợ xuất hiện mạnh mẽ (như nới room, gia nhập TPP và ký FTA với EU, lãi suất cho vay tiếp tục giảm, tăng đầu tư công, GDP, FDI, PMI, ODA, kiều hối, tăng trưởng tín dụng đều tăng..). Nhóm ngành lưu ý nhất trong giai đoạn này là nhóm xây dựng, thép, xi măng, vận tải.
Các nhóm ngành được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh hơn Vn-Index là:
· ngành bất động sản (các cổ phiếu đầu tư dài hạn lưu ý là BCI, KDH, SJS, đầu tư ngắn hạn lưu ý ITA, KBC, TDH),
· ngành dầu khí (đầu tư dài hạn GAS, PVD, PGS, PVS, đầu tư ngắn hạn PVG, ASP)
· ngành dệt may (đầu tư dài hạn TCM, KMR, GMC, đầu tư ngắn hạn TNG)
· ngành dược (đầu tư dài hạn DHG, DMC, TRA, đầu tư ngắn hạn DCL)
· ngành thép (đầu tư dài hạn HPG, HSG, VGS, đầu tư ngắn hạn TLH, VIS)
· ngành xây dựng (đầu tư dài hạn CTD, FCN, SD9, đầu tư ngắn hạn VNE, HBC, SDT)
· ngành xi măng (đầu tư dài hạn BCC, HOM, đầu tư ngắn hạn HT1)
· ngành vận vải biển (đầu tư dài hạn PVT, VIP, đầu tư ngắn hạn GSP, HVT, VTO)
Các ngành mía đường, cao su tự nhiên được đánh giá sẽ yếu hơn VN-Index, ngành phân bón, săm lốp và thủy sản cần theo dõi thêm, một số mã tốt đầu ngành có thể được cân nhắc đầu tư.
Phương Mai
Trí Thức Trẻ