MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán tuần qua: "Tay to" đánh xuống?

Thị trường đã phục hồi quá tốt trong ngày cuối tuần sau khi tâm lý được giải tỏa phần nào. Dù vậy, xu hướng tiếp theo như thế nào vẫn là một câu hỏi rất khó.

Sau kỳ nghỉ lễ dài, những tưởng thị trường tiếp tục bước vào giai đoạn lình xình về chỉ số và thanh khoản thấp, tức giai đoạn tích lũy như các chuyên gia dự báo. Nhưng bất ngờ, buổi họp báo quốc tế của Việt Nam về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông đã khiến cho thị trường chứng khoán có một tuần giao dịch cực kỳ ấn tượng.

Trong giai đoạn thị trường khó chơi và thiếu thông tin hỗ trợ thì tác động từ thông tin trên là rất lớn. Cộng hưởng với việc này là khi thị trường giảm mạnh, nhà đầu tư đã sử dụng margin bắt buộc phải bán theo hợp đồng với công ty chứng khoán.

Tuy nhiên, trước biến động như vậy, nhiều người cũng nghi ngờ về một kịch bản có những "tay to" nào đó lợi dụng thông tin về biển Đông để đánh xuống gom hàng.

Thị trường đã phục hồi quá tốt trong ngày cuối tuần sau khi tâm lý được giải tỏa phần nào. Dù vậy, xu hướng tiếp theo như thế nào vẫn là một câu hỏi rất khó.

Biến động chỉ số và thanh khoản

VN-Index khởi đầu tuần với 578 điểm và kết thúc tuần tại 542,5 điểm – giảm 35,5 điểm tương đương 6,1%. Mức giảm này được cứu vãn nhờ phiên hồi phục hơn 15 điểm ngày cuối tuần, nếu không, tính đến phiên ngày 8/5, VN-Index đã giảm 51 điểm.

Ngay ngày giao dịch đầu tiên của tuần, chỉ số đã giảm 13,15 điểm. Ngày 6/5, chỉ số tiếp tục giảm hơn 9,7 điểm và phục hồi nhẹ trong ngày 7/5. Đến ngày 8/5, sau cuộc họp báo quốc tế về tình hình biển Đông, thị trường lao dốc gần 33 điểm. Gần như tất cả các mã trên sàn nằm trong tình trạng dư bán sàn. Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các chuyên gia nổi tiếng giàu kinh nghiệm đã phải nhanh chóng lên tiếng trấn an nhà đầu tư. Đồng thời UBCK cũng khẳng định sẽ không điều chỉnh biên độ giao dịch trong bối cảnh nền kinh tế vẫn duy trì sự ổn định và có chuyển biến tích cực

Sự giảm điểm quá nhanh của VN-Index đã đưa các cổ phiếu về mức giá được cho là hấp dẫn và kích thích giao dịch. Thanh khoản tăng mạnh. Khối lượng khớp lệnh trung bình đạt 92,5 triệu cổ phiếu/ngày – tăng 86,6% so với tuần từ 28/4 – 29/4, tăng 33% so với tuần từ 21/4 – 25/4. Giá trị khớp lệnh bình quân đạt 1.510 tỷ/ngày – tăng 75,3% so với tuần từ 28/4 -29/4 và tăng 30% so với tuần từ 214 – 25/4. Ngày 8/5, khi thị trường lao dốc, giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 2.427,6 tỷ.

Cũng trong ngày 8/5, giao dịch thỏa thuận trên sàn HOSE đạt 434,5 tỷ. Có 5,5 triệu cổ phiếu HVG được giao dịch thỏa thuận tương đương với gần 141 tỷ. Hơn 6 triệu HAG tương đương 136,4 tỷ cũng được giao dịch qua thỏa thuận.

HNX-Index biến động tương đồng với VN-Index. Chỉ số khởi đầu tuần với 80 điểm và kết thúc tuần tại 74 điểm – giảm 6 điểm tương đương 7,1%.

Thanh khoản cũng tăng mạnh. KLGD khớp lệnh trung bình chỉ đạt 68,2 triệu đơn vị/ngày – tăng gấp đôi so với tuần từ 28/4 – 29/4 và tăng 24,6% so với tuần từ 21/4 – 25/4. GTGT đạt 632,6 tỷ/ngày – tăng 83,4% so với tuần từ 28/4 – 29/4 và tăng 10,7% so với tuần từ 21/4 – 25/4.

Giao dịch của khối ngoại và tự doanh

Trên sàn HCM tuần qua, khối ngoại mua ròng liên tục tất cả các ngày. Tổng khối lượng mua ròng cả tuần là 17 triệu đơn vị. Giá trị mua ròng cả tuần là 419,1 tỷ. Trong đó, vào ngày 8/5, trước sự tháo chạy của các nhà đầu tư nội, khối ngoại đã mua ròng 243,4 tỷ đồng. Khối tự doanh cũng đã chi ròng 220 tỷ đồng để mua cổ phiếu. Tổng giá trị giao dịch của tự doanh chiếm 12% tổng giao dịch của thị trường.

Tại sàn Hà Nội, khối ngoại cũng mua ròng cả tuần. Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng 6,1 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng đạt 102,8 tỷ đồng. Ngày 8/5 và 9/5, khối ngoại mua 36,2 tỷ và 44,6 tỷ - lượng mua vượt trội so với các tuần trước đó.

Top 10 cổ phiếu mua/bán của khối ngoại:

Cổ phiếu nổi bật

Cổ phiếu CII của Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật T.P Hồ Chí Minh đột nhiên giảm sàn với lượng dư bán sàn lên đến hàng triệu đơn vị đã khiến một số nhà đầu tư bất ngờ. Nguyên nhân là do HoSE đã không điều chỉnh giá cổ phiếu CII trong ngày GDKHQ nên nhà đầu tư đã phải tự thực hiện. (Xem thêm: Vì sao CII đột nhiên bị bán sàn ồ ạt?)

Mã DHG (CTCP Dược Hậu Giang): Sếp SCIC giữ ghế Chủ tịch Dược Hậu Giang thay bà Phạm Thị Việt Nga

Mã FPT (Công ty Cổ phần FPT): KQKD Q1.2014 với doanh thu đạt 7.361 tỷ đồng (tăng 30% so với cùng kỳ, hoàn thành 23% kế hoạch). LNST đạt 480 tỷ đồng (tăng 1% so với cùng kỳ), LNST dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 361 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ, hoàn thành 20% kế hoạch. Mảng viễn thông và phân phối bán lẻ có mức tăng trưởng tốt, tăng trưởng LNTT lần lượt là 16% yoy và 13% yoy. Tuy nhiên hoạt động phát triển phần mềm có KQKD thấp hơn kỳ vọng khi doanh thu vẫn tăng trưởng 6% nhưng LNTT giảm 16%.

Mã DPM (Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP) công bố doanh thu riêng quý 1 đạt 2.502 tỷ đồng, giảm 13,22% so với cùng kỳ, tương đương mức giảm trên 380 tỷ đồng. Lợi nhuận riêng quý 1/2014 của Đạm Phú Mỹ chỉ đạt vỏn vẹn 381 tỷ đồng (phần dành cho cổ đông công ty mẹ), giảm gần 46% so với cùng kỳ 2013.

Top 5 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trong tuần:

Thành Long

trangntm

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên