Cổ phiếu chứng khoán đã quá vội vàng trước Nghị định nới room?
Công ty chứng khoán VPBS cho rằng, NĐ 60 chắc chắn sẽ tạo ra biến động giá cổ phiếu có lợi cho giao dịch ngắn hạn. Nhưng khi các quy định mới được làm rõ, giá cổ phiếu của các công ty này có thể giảm.
- 27-06-2015Giám đốc đầu tư của VinaCapital nhận định gì về việc nới room?
- 27-06-2015Nới room còn phải chờ Bộ Kế hoạch đầu tư
- 26-06-2015Chính thức công bố Nghị định về nới room
Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
Từ lúc Nghị định này chưa chính thức được công bố, với sự phát biểu của Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng và ông Vũ Bằng - Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước trên các mặt báo, trong phiên giao dịch cuối tuần qua, những cổ phiếu “kín room”, và đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán đã tăng giá nổi bật so với chiều đi xuống của thị trường.
Điều mà nhà đầu tư tập trung nhất trong Nghị định mới này là quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, mà điểm mới nhất là khoản d mục 1 của Điều 2a. Theo đó, ngoại trừ các cam kết quốc tế của Việt Nam khi hội nhập và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế tại các công ty đại chúng, trừ trường hợp quy định khác trong Điều lệ công ty.
Nói về việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trong ngành chứng khoán, đó là việc nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu trong khoảng 49% đến 100% vốn cổ phần của một công ty chứng khoán. Hiện nay mới chỉ các trường hợp NĐTNN sở hữu từ 49% trở xuống hoặc 100% cổ phần của một công ty chứng khoán.
Đồng thời, so với bản dự thảo được công bố trước đó thì NĐ 60 đã mở rộng về khái niệm về nhà đầu tư nước ngoài, không còn giới hạn NĐTNN phải là NĐT chiến lược. Theo đó, NĐTNN là (a) Cá nhân có quốc tịch nước ngoài (b) Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài và thực hiện đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Luật Doanh Nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2015, có 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm các ngành quan trọng như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, khai khoáng, thực phẩm ... Vì vậy, Nghị Định 60 khi ban hành chính thức và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu Tư sửa đổi có thể có nhiều thay đổi.
Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đề cập, trong chính sách nới room cho nhà đầu tư nước ngoài, NĐ 60 mới chỉ là bước đầu, là điều kiện đủ cho chính sách này. Việc nới room còn phải chờ Bộ Kế hoạch đầu tư với văn bản hướng dẫn cho Luật đầu tư sửa đổi, bao gồm văn bản chi tiết về các quy định liên quan đến các ngành thuộc diện hạn chế, các quy định liên quan đến room nước ngoài ở một số ngành & văn bản hướng dẫn về phân loại ngành.
Do đó, Công ty chứng khoán VPBS cho rằng, NĐ 60 chắc chắn sẽ tạo ra biến động giá cổ phiếu có lợi cho giao dịch ngắn hạn. Nhưng khi các quy định mới được làm rõ, giá cổ phiếu của các công ty này có thể giảm.
Trí Thức Trẻ
- TT 123: Công ty đại chúng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài vượt mức quy định phải làm sao?
- UBCK đề nghị các công ty rà soát, dự kiến tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài
- Mekong Capital: Nới room giúp quỹ MEF III trở thành cổ đông nắm quyền kiểm soát
- Những điểm mới đáng chú ý trong nghị định 60
- Nới room vì sao được ‘quyết’ trong thời điểm hiện nay?