MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phiếu phòng thủ ăn đủ

CP dược phẩm được xếp vào nhóm CP phòng thủ nhờ ít chịu tác động bởi suy thoái kinh tế. Trong bối cảnh hiện tại, CP dược phẩm đã gia nhập vào nhóm CP sinh lời tốt nhất trên TTCK.

Khó khăn có thực

Không như mọi người thường nghĩ, do ít chịu tác động của suy thoái kinh tế nên doanh nghiệp dược gần như không có khó khăn. Thực tế, doanh nghiệp dược đang niêm yết vẫn phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ.

Mặc dù nhu cầu sử dụng thuốc trong nước liên tục tăng trưởng hàng năm với tốc độ trung bình 18% (giai đoạn 2008-2012), nhưng thuốc sản xuất trong nước chỉ mới chiếm khoảng 46-50% thị phần thuốc sử dụng trong nước, tỷ trọng này suy giảm dần từ năm 2007 và đa phần còn lại là nhập khẩu.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2013, hạn ngạch nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam tăng 5,7%, đạt 1,2 tỷ USD từ 31 quốc gia khắp 4 châu lục (trừ châu Phi), trong đó chiếm tỷ trọng lớn là Pháp (14,1%), Ấn Độ (13,2%), Hàn Quốc (8,3%), Đức (8%). Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm cũng tăng 7,1% đạt 193 triệu USD, phần lớn từ Trung Quốc (50,7%), Ấn Độ (33,2%). Điều này khiến các doanh nghiệp dược trong nước chịu cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nước ngoài.

Ngoài sức ép cạnh tranh từ doanh nghiệp ngoại, các doanh nghiệp dược còn chịu tác động bởi sự thay đổi các chính sách của ngành. Chẳng hạn, việc áp dụng quy định về đấu thầu thuốc vào các cơ sở y tế theo Thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC, đã ảnh hưởng bất lợi đến doanh thu hệ điều trị của các doanh nghiệp dược trong nước.

Theo Thông tư 01, những sản phẩm tham gia cùng gói thầu đạt điểm tiêu chuẩn kỹ thuật trên mức điểm sàn và có giá thấp nhất sẽ trúng thầu. Do đó, phần lớn doanh nghiệp trong nước gặp bất lợi khi mặt bằng giá bán tương đối cao hơn do đầu tư nhiều về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng thuốc, thương hiệu.

Lợi nhuận về đích

Hiện CP dược là một trong những nhóm CP có giá cao nhất trên TTCK (tăng 50-60%). Trong đó DHG đứng đầu bảng với mức giá hiện trên 10.0, thấp nhất là DCL cũng ở mức 2.5.

Một trong những yếu tố hỗ trợ cho các doanh nghiệp dược chính là việc lãi suất cho vay giảm đã giúp giảm được sức ép nợ vay. Chi phí sản xuất kinh doanh tiết giảm nhờ hoạt động hiệu quả hơn giúp kết quả kinh doanh tốt hơn những năm trước. Theo thống kê của CTCK Vietcombank, kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2013 của các doanh nghiệp dược ước đạt 70-80% kế hoạch cả năm về doanh thu và lợi nhuận.

Dự báo, trong quý IV, tình hình kinh doanh tăng nhẹ so với quý III và có thể đạt được 30% kế hoạch còn lại của năm, dù sức mua được dự báo thấp hơn so với mọi năm. Nguyên nhân do các doanh nghiệp chủ động tập trung vào những nhóm sản phẩm mang lại tỷ suất sinh lợi cao và tiết giảm chi phí, dự tính phần lớn doanh nghiệp có thể hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm mặc dù kết quả doanh thu có thể chưa đạt kế hoạch.

Trên thực tế, khó khăn cũng là cơ hội để các doanh nghiệp dược thể hiện bản lĩnh trong việc tìm được hướng đi hợp lý. Chẳng hạn, CTCP Dược Hậu Giang (DHG) khai thác hiệu quả mục tiêu tập trung vào thị trường OTC (hàng bán trên kệ, không cần kê toa) nhờ thị phần phân phối mạnh đứng số 1 của mình.

CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) khôi phục lại mảng sản xuất nhượng quyền góp phần đảm bảo hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. CTCP Dược phẩm Cửu Long (DCL) với thế mạnh là nhà máy sản xuất capsule (viên nang rỗng) duy nhất tại Việt Nam và nhờ công tác quản lý chi phí, hàng tồn kho đã có kết quả vượt trội. CTCP Traphaco (TRA) tiếp tục khai thác tốt hiệu quả kinh doanh nhờ làm chủ nguyên vật liệu đầu vào.

CTCP Xuất nhập khẩu y tế Domesco (DMC) từng bước đẩy mạnh vị thế xuất khẩu số 1 của mình trong chiến lược xuất khẩu sang thị trường Myanmar.

Theo Hải Hồ

phuongmai

Sài gòn đầu tư

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên