MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 11/3

Đối với các nhà đầu tư có tỷ lệ tiền mặt cao thì nên cân nhắc mua vào dòng cổ phiếu cơ bản tốt chưa tăng nhiều trong nhịp hồi vừa qua.

Chứng khoán Bản Việt-VCSC: Xu hướng ngắn hạn có thể chuyển biến tích cực

Độ rộng thị trường tiếp tục tăng cho thấy tâm lý nhà đầu tư khá tích cực. Ngoài ra, dãi Bollinger Bands co thắt cho thấy hai chỉ số vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho xu hướng mới, đăc biệt hai chỉ số đang tiến khá gần vùng kháng cự mạnh cho nên khả năng giảm giá được đánh giá cao trong phiên kế tiếp. Đồng thời, chỉ báo VCSC-T3 xuất hiện điểm mua trên hai chỉ số cho nên xu hướng ngắn hạn có thể chuyển biến tích cực.

Quan điểm phân tích kỹ thuật ngắn hạn (5 – 10 ngày): Chúng tôi cho rằng thị trường có thể sẽ có chuyển biến cơ cấu mạnh trong phiên ngày mai. Với trạng thái hồi phục kèm khối lượng tăng dần đều trong các phiên vừa qua cho thấy áp lực điều chỉnh sâu khó có thể xảy ra như lo ngại của chúng tôi trong các bản tin trước. Tuy nhiên, hai chỉ số đang tiến khá gần vùng kháng cự mạnh và biến động thị trường vẫn trong trạng thái thu hẹp sau giai đoạn điều chỉnh ngắn vừa qua cho nên hai chỉ số có thể tiếp tục biến động hẹp hoặc lình xình trong phiên ngày mai. Đồng thời, chúng tôi đánh giá dòng tiền có thể sẽ có sự dịch chuyển mạnh từ nhóm cổ phiếu đầu cơ sang dòng cổ phiếu cơ bản tốt.

Chỉ báo xu hướng ngắn hạn của chúng tôi đã hình thành điểm mua an toàn cho nên xu hướng ngắn hạn sẽ có chuyển biến tích cực. Do đó, các nhà đầu tư nên cơ cấu danh mục xem xét chốt lời dòng cổ phiếu đầu cơ sang tích lũy nhóm cổ phiếu Midcaps và Largecaps trong vài phiên tới. Đối với các nhà đầu tư có tỷ lệ tiền mặt cao thì nên cân nhắc mua vào dòng cổ phiếu cơ bản tốt chưa tăng nhiều trong nhịp hồi vừa qua.

Chứng khoán Đầu tư Việt Nam-IVS: Cả 2 chỉ số loay hoay và không thể bứt tốc thì sự suy giảm là rất dễ xảy ra

Phiên thứ 4 liên tiếp tăng điểm và cả hai chỉ số đang tiếp cận ngày một sát với ngưỡng đỉnh vừa đạt được. Cây nến tăng giá phiên 10/3 đã được mở rộng ra, đồng thời thanh khoản tiếp tục giữ ở mức cao cho thấy sức mạnh của dòng tiền và lực cầu bắt đầu mạnh lên. Tuy nhiên quan ngại là những phiên gần đây dòng tiền chỉ tập trung mạnh vào nhóm Penny, trong khi nhóm cổ phiếu Bcs lại đang chịu khá nhiều sức ép. Với sức mạnh dòng tiền đang lan tỏa như vậy, chúng tôi cho rằng ở phiên ngày mai 11/3, thị trường vẫn duy trì được đà tăng. Nhưng đây là lúc NĐT cần hết sức thận trọng bởi khi cả hai chỉ số bắt đầu tiếp cận lại vùng đỉnh thị trường có thể sẽ có hai kịch bản bất ngờ xảy ra, một là bứt tốc mạnh qua vùng đỉnh hoặc giảm nhịp lại và suy giảm.

Để bứt qua vùng đỉnh này thì thị trường cần có một cú Break-out mạnh, cả Bcs cũng phải tăng giá đồng loạt, đồng thời KLGD phải tăng mạnh liên tiếp trong vòng 3 phiên. Nó cho thấy tâm lý vô cùng lạc quan và cầu mua vào sẵn sàng thay thế toàn bộ. Tuy nhiên kịch bản này dường như khó bởi áp lực bán từ khối ngoại với BCs vẫn đang gia tăng trong khi thị trường hiện nay vẫn tạo cho NĐT sự nghi hoặc nhất định.

Còn ở kịch bản thứ hai, nhiều người vẫn nghi ngờ và lo sợ điều đó xảy ra. Chính điều này đã làm giảm khá nhiều lực cầu mua vào giai đoạn gần đây. Tuy nhiên cũng cần tiếp tục quan sát thị trường, nếu như trong vòng 1-2 phiên cầu mua bắt đầu yếu đi, cả 2 chỉ số loay hoay và không thể bứt tốc thì sự suy giảm là rất dễ xảy ra.

Chứng khoán Maybank-KimEng: Các nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu cho đến khi có tín hiệu thực sự

Phiên 7/3, thị trường tiếp tục đà hồi phục. Giao dịch diễn ra mạnh mẽ và giá lên tới mức cao nhất 582 điểm trước khi đóng cửa tại xấp xỉ 580 điểm, thêm 0,2%. Khối lượng giao dịch đạt 150 triệu, cao hơn 14% so phiên trước (131 triệu). Mặc dù VN-Index vẫn đứng thấp hơn mức cao nhất 596 mà chỉ số này đạt được trong ngày 27/2, một số nhóm cổ phiếu mạnh hơn mức chung thị trường và lên mức đỉnh mới. Trong số này, đáng kể có HCM (+2,1%) và một số cổ phiếu vốn hóa rất nhỏ khác như DLG, FLC, ICG, PXS, TDC, TTF… Có vẻ như dòng tiền chấp nhận rủi ro cao tiếp tục dồn vào các cổ phiếu nhỏ này.

Trong tuần, việc thay đổi danh mục của các quỹ ETF dẫn tới khối ngoại bán ròng 23,7 triệu cổ phiếu tại Việt Nam. Phiên 7/3, họ bán ròng số lượng 6,7 triệu cổ phiếu, tập trung chủ yếu vào HAG (800 ngàn), ITA (2,5 triệu) và thỏa thuận bán KBC (4,9 triệu). Mặc dù việc thay đổi các mã riêng lẻ trong danh mục của các quỹ ETF làm các nhà đầu tư cá nhân quan tâm chặt chẽ, chúng tôi để ý tới mức bán ròng đáng kể của khối ngoại trong tuần. Chúng tôi cũng lưu ý rằng chênh lệch giữa giá ETF của các quỹ đầu tư tại thị trường Việt Nam và NAV của chúng đã giảm đáng kể trong khoảng 4 tuần trở lại đây, từ mức khoảng 10% xuống hiện tại khoảng 1%. Do đó, chúng tôi cho rằng có thể các quỹ ETF sẽ giảm mua ròng tại thị trường Việt Nam so với trong vài tuần trước đây.

Về kỹ thuật, xu hướng tăng giá từ cuối tháng Tám đầu tháng Chín vẫn có hiệu lực. Nhìn gần hơn nữa, đây là việc thị trường đang hồi phục sau phiên bán tháo ngày 3/3. Nếu thị trường không tạo mức cao mới, và nhất là nếu xuống dưới 565 khi quay đầu giảm trở lại, đây sẽ là tín hiệu chốt lời. Hiện tại, chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu cho đến khi có tín hiệu thực sự.

Thanh Hiên

thanhhuong

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên