MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 16/2

SSI cho rằng đà tăng sẽ khó kéo dài và bên bán có thể sẽ sẵn sàng tăng trở lại trong bối cảnh chưa có thông tin vĩ mô nào tích cực hỗ trợ cho lực cầu của thị trường.

Chứng khoán Sài Gòn (SSI): Sự đảo chiều ở mức hỗ trợ 510 điểm như một điểm sáng sau 3 ngày giảm điểm, tuy vậy đà tăng điểm chỉ tập trung ở một số mã và khối lượng giao dịch của các mã này đều có khối lượng ở mức thấp so với các phiên trước đó.

SSI cho rằng đà tăng sẽ khó kéo dài và bên bán có thể sẽ sẵn sàng tăng trở lại trong bối cảnh chưa có thông tin vĩ mô nào tích cực hỗ trợ cho lực cầu của thị trường.

Chứng khoán ACBS: Trong tình hình diễn biến vĩ mô còn nhiều phức tạp, việc khối ngoại tăng cường giải ngân vào các mã trong những ngành chủ chốt như ngành dầu khí, bảo hiểm và một số ngân hàng quốc doanh cho thấy họ đang đầu tư với chiến lược dài hạn để phân tán rủi ro trong ngắn hạn từ phía vĩ mô. Ví dụ cụ thể, cả hai DPM và PVD đều không chịu nhiều ảnh hưởng từ việc điều chỉnh tỷ giá do DPM chỉ tập trung cung cấp nguồn phân bón cho thị trường trong nước và PVD đã chuyển sang hạch toán bằng đồng USD thay cho đồng VND.

Do đó, mặc dù khối ngoại bán ròng phiên thứ tư liên tiếp, việc NĐT nước ngoài có thể sẽ tiếp tục giải ngân vào các cổ phiếu mang ít rủi ro từ việc thay đổi chính sách và có vốn hóa lớn có thể tiếp tục nâng đỡ VN-Index.

Về mặt phân tích kỹ thuật, nếu kết quả phiên giao dịch ngày 16/2 tích cực, nhiều khả năng VN-Index có thể sẽ tiếp tục xu hướng tăng và hướng về mức 550. HNX-Index nhiều khả năng sẽ không có nhiều biến động trong vài phiên tới.

 Chứng khoán Tp.HCM (HSC): Trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ, tỷ giá tiếp tục tăng thêm 50đ và với tỷ giá trên thị trường tự do giữa mua và bán ở vào 21,725 vào chiều 15/2.

Trong hai này qua, tỷ giá liên ngân hàng cũng tăng và hôm 15/2 đạt mức giữa mua và bán khoảng 21,250. Giá vàng trong nước tiếp tục tăng và giá giữa mua và bán ở vào mức 36.20 triệu đồng/lượng. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng vẫn ở mức thấp 8.5-10.5%, cho thấy thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng vẫn dồi dào.

Trong bối cảnh hiện tại, có lẽ thanh khoản sẽ được rút bớt thông qua thị trường mở và khiến thanh khoản tiền đồng trong hệ thống tạm thời giảm, và điều này có thể sẽ khuyến khích các ngân hàng nhỏ bán USD lấy VNĐ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tiền đồng hàng ngày. Điều này có thể sẽ khiến các đối tượng đầu cơ bán ra theo USD. Điều này trước đây đã xảy ra.

Trước đây cũng có hiện tượng tỷ giá tăng sau khi phá giá, nhưng lần này, do giá vàng đang tăng, tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn và tỷ giá cần được theo dõi sát sao.

HSC hiện cũng đang theo dõi CPI tháng 2. HSC tiếp tục dự báo CPI theo tháng sẽ tăng 1.5-1.6%, thấp hơn so với kỳ vọng chung của thị trường. Tuy nhiên, do giá cả tăng cao cộng với áp lực lạm phát tiềm ẩn nên CPI theo tháng sẽ tăng trên 1% ít nhất cho tới tháng 4. Điều này đồng nghĩa với việc mức tăng CPI trong 6 tháng đầu năm nay có khả năng sẽ cao hơn so với trong năm 2010. Do vậy, vào thời điểm này, HSC cho rằng còn quá sớm để nói đến việc giảm lãi suất. Lãi suất sẽ bắt đầu giảm dần nhưng sẽ không giảm mạnh ít nhất cho tới cuối tháng 4 – tháng 5.

Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) – đơn vị nắm giữ vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa(ngoại trừ các ngân hàng) - không có kế hoạch rút vốn khỏi BVH, theo như một phát biểu từ chính SCIC.

Động thái này diễn ra sau khi có tin đồn SCIC có thể sẽ bán ra cổ phiếu BVH để làm dịu giá cổ phiếu này. Đây là một tình huống khó khăn vẫn thấy đối với SCIC khi phải lựa chọn giữa việc hành động đơn thuần như một nhà đầu tư tài chính với việc là một nhà “điều tiết” thị trường.

Cho tới nay, SCIC vẫn không tham gia tích cực vào thị trường và HSC cho rằng trong lần này Tổng công ty này cũng sẽ làm như vậy. Ngoài ra, một quyết định như vậy sẽ phải được đưa ra từ cấp cao trong Bộ tài chính và trước mắt thì không có tín hiệu gì cho thấy một quyết định như vậy sẽ được đưa ra từ đây.

Bên cạnh đó, các cổ đông lớn vào năm 2007 đã cam kết trước khi IPO của BVH diễn ra là sẽ giữ và không bán cổ phiếu trong vòng 5 năm và do đó, sớm nhất cũng phải đến năm 2012 thì SCIC mới có thể bán BVH. HSC cho rằng dù thế nào thì đây cũng là điều không mấy đáng bàn cãi. Nguyên nhân chính khiến BVH tăng mạnh là việc thiếu thanh khoản của cổ phiếu này và thay vì mất thời gian để tâm vào những việc đã rồi thì Nhà nước có lẽ nên tạo điều kiện để tăng thanh khoản cho BVH.

Điều này cũng diễn ra tương tự với trường hợp của CTG và VCB. Việc giá 2 cổ phiếu này có lẽ tăng hơi sớm trong khi quá trình để có thể niêm yết phần vốn của Nhà nước tại 2 ngân hàng này là rất phức tạp; tuy nhiên đây là một ý tưởng tích cực.

Quốc Thắng
Theo Bản tin các CTCK

duchai

Trở lên trên