"Đêm đen" của cổ phiếu vàng trắng
Năm 2015 lại là một năm buồn đối với cổ phiếu ngành cao su - ngành hàng được mệnh danh là "vàng trắng" của kinh tế Việt Nam. Liệu sau nhiều năm chìm trong bóng đêm, ngành này có thể tìm ra một tương lai cho riêng mình?
- 11-01-20162016: Năm của cổ phiếu điện?
- 07-01-2016Một năm buồn của "cổ phiếu Gia Lai"
- 17-08-2015NT2: Sức hút mới của "siêu cổ phiếu" ngành điện
Cao su rớt giá, cổ phiếu lao theo Theo số liệu từ Trang thông tin thị trường cao su, xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2015 đạt 1,13 triệu tấn, tương đương giá trị 1,52 tỷ USD, tăng 6% về khối lượng nhưng giảm 14% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2015 đạt 1.377 USD/tấn, giảm 18,74% so với cùng kỳ năm 2014.
Giá cao su đã trải qua 3 năm trượt giá liên tiếp và chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của cao su Việt Nam trong 11 tháng qua với thị phần gần 50%. Diễn biến giá cao su cũng phản ánh khá rõ nét trên giá cổ phiếu ngành cao su và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành. Điểm lại diễn biến giá cổ phiếu ngành cao su trong năm 2015, 2/6 mã cổ phiếu tăng giá gồm CTCP Cao su Đồng Phú (Mã: DPR) và CTCP Cao su Hòa Bình (Mã: HRC), còn lại 4/6 mã cổ phiếu giảm.
Diễn biến giá cổ phiếu ngành cao su trong năm 2015
Cụ thể, tại ngày 30/12/2015, cổ phiếu HRC đóng cửa với giá 40.000 đồng/cp – mức giá cao nhất ngành cao su, tăng 29% so với ngày 1/1/2015; cổ phiếu DPR có giá 36.000 đồng/cp, tăng 4%. Nhóm cổ phiếu giảm giá còn lại gồm Cao su Phước Hòa (Mã: PHR), Cao su Thống Nhất (Mã: TNC), Cao su Tây Ninh (Mã: TRC), Cao su Quảng Nam (Mã: VHG) giảm lần lượt 26%, 12%, 21% và 45%, đóng cửa ở mức giá 16.700 đồng/cp; 9.600 đồng/cp; 20.000 đồng/cp và 6.600 đồng/cp.
Hiện nay, DPR và TNC đều đã có con số ước kết quả kinh doanh thực hiện năm 2015. Cụ thể, TNC ước cả năm doanh thu đạt 128,4 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 15,7 tỷ đồng, hoàn thành vượt 22% và 313% so với kế hoạch năm. DPR công bố doanh thu cả năm đạt 757 tỷ đồng, hoàn thành 97% kế hoạch năm; lợi nhuận gộp đạt 176,6 tỷ đồng, vượt 13,5% kế hoạch. PHR cũng có con số kinh doanh cập nhật mới nhất trong 11 tháng với doanh thu 723,4 tỷ đồng, hoàn thành 65% kế hoạch; TRC 10 tháng lãi 33,4 tỷ đồng, hoàn thành 8% kế hoạch.
Đơn vị: Tỷ đồng
Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, kết quả kinh doanh này đều thấp hơn những con số cùng kỳ năm trước. Bức tranh toàn ngành cũng khá trùng hợp với dự báo hồi đầu năm của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) về một năm không khuyến nghị đầu tư ngành cao su tự nhiên trong năm 2015.
Với các nhà đầu tư yêu thích cổ tức và muốn chọn cổ phiếu cao su vào danh mục, VDSC khi ấy chỉ khuyến nghị duy nhất DPR do có mảng sản phẩm được chế biến sâu từ cao su tự nhiên. "đêm đen" sẽ chấm dứt trong 2016 Tạp chí Cao su dẫn dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, giá cao su chạm đáy trong quý IV/2015 trước khi phục hồi trở lại bắt đầu từ năm 2016.
Theo dự báo mới nhất của WB, giá cao su RRS3 năm 2015 sẽ chạm đáy với mức giá bình quân là 1,5 USD/kg và dần phục hồi vào năm 2016, có mức giá bình quân là 1,54 USD/kg, đến 2025 là 2,09 USD/kg. Cơ sở để IMF và WB đưa ra các dự báo trên, gồm (1) nguồn cung cao su thế giới được dự báo sẽ giảm trong thời gian tới do các quốc gia sản xuất cao xu lớn có chính sách kìm hãm sản lượng; (2) các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn trên thế giới thực hiện quản lý nguồn cung cân đối phù hợp với thị trường; (3) ngành công nghiệp sản xuất ô tô Trung Quốc dần phục hồi và (4) tồn kho cao su thế giới đã giảm đáng kể.
Trong một kịch bản khác mà Cục xúc tiến thương mại Việt Nam (Bộ Công thương) đưa ra hồi tháng 7/2015, giá bán cao su liên tục sụt giảm và người dân lao đao, tình hình sẽ không biến chuyển cho đến 2016.
Trong khi ngành cao su kinh doanh ế ẩm thì ngành chế biến gỗ lại đang thiết nguyên liệu, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Mà chu kỳ trồng cao su khai thác mủ được khoảng 25 năm, có vùng chỉ dao động từ 18 - 20 năm là lượng mủ kém đi, lúc đó doanh nghiệp sẽ chuyển sang khai thác gỗ cao su và tiến hành tái canh. Trên cơ sở đó, bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh văn phòng Hiệp hội cao su Việt Nam cho rằng năm 2016, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sẽ thanh lý khoảng 30.000 ha cao su hết thời gian khai thác mủ để khai thác gỗ.
Như vậy, các doanh nghiệp chế biến gỗ sử dụng nguyên liệu gỗ cao su trong nước vừa tiết kiệm chi phí lại giải quyết khó khăn cho ngành cao su (?!). Một số doanh nghiệp cao su cho rằng hướng triển khai chuyển sang khai thác gỗ và tiến hành tái canh là chấp nhận được, khi mà cao su đã hết thời gian canh tác và lượng mủ kém đi. Câu chuyện chuyển hướng khai thác cũng đồng thời đặt ra bài toán đối với ngành công nghiệp cao su Việt Nam trong việc tiết kiểm chi phí, hạ giá thành, đáp ứng sản phẩm thị trường cần và đồng đều chất lượng mủ.
Khi mà các doanh nghiệp vẫn phải xuất khẩu thô mủ cao su và nhập khẩu mủ cao su tổng hợp và cả cao su thiên nhiên làm nguyên liệu chế biến sâu thì việc đảm bảo chất lượng nguyên liệu mủ cao su vẫn là bài toán khó cho ngành.
Người đồng hành