MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điểm mặt những cổ phiếu 'giữa đường... bỏ cuộc chơi'

Tình hình kinh tế và thị trường chứng khoán nhiều khó khăn khiến nhiều công ty có vẻ không đủ kiên nhẫn chờ đợi thị trường khởi sắc mà đã vội rời sàn.

Hủy niêm yết vì kết quả kinh doanh xấu

Tính đến giữa tháng 5/2013 đã có khoảng 18 cổ phiếu hủy niêm yết, tương đương con số cả năm 2012 - năm có số doanh nghiệp hủy niêm yết cao đáng kể. Hầu hết các doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc đều có kết quả kinh doanh thua lỗ nhiều năm liên tiếp hoặc lỗ vượt vốn điều lệ.

Hội đồng Quản trị CTCP Bao bì PP Bình Dương (mã HBD - HNX) thông qua kế hoạch hủy niêm yết tự nguyện cổ phiếu HBD trên sàn HNX. Thời gian hủy niêm yết cổ phiếu HBD chậm nhất trong quý 3/2013. Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên của công ty cũng thống nhất việc hủy niêm yết tự nguyện trên sàn HNX đối với mã HBD vào thời gian thích hợp từ 5/4 trở đi do đơn hàng năm 2013 khách hàng đặt rất thấp và số lao động trực tiếp và khối văn phòng không quá 15 người.

Trên thị trường, hiện cũng còn nhiều công ty nằm trong diện cảnh báo, đa số do kết quả kinh doanh không khả quan. Do đó, số cổ phiếu bị huỷ niêm yết trong những tháng tới của năm 2013 sẽ còn tăng lên.

Một số doanh nghiệp hủy niêm yết những tháng đầu năm

Tự hủy niêm yết vì mất niềm tin hay vì lý do khác?

Tính từ đầu năm tới thời điểm này, thị trường chỉ có thêm 7 cổ phiếu mới lên sàn, thấp hơn nhiều nếu so với số 29 của năm 2012, dù con số năm 2012 đã giảm đến 50% so với năm 2011.

Bên cạnh đó lại có không ít doanh nghiệp lại muốn rời sàn chứng khoán, vì cảm thấy sân chơi này không còn hấp dẫn nữa hoặc hủy niêm yết để gọi vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.

Mới đây, CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã MPC) đã thông qua nghị quyết đại hội cổ đông thường niên về việc hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Việc hủy niêm yết này được Minh Phú công bố theo đề nghị của nhóm cổ đông lớn nước ngoài. Tuy nhiên, một lãnh đạo của Minh Phú từng cho biết công ty hủy niêm yết là để mở đường cho việc phát hành riêng lẻ 30 triệu cổ phiếu với giá 50.000 đồng/cổ phiếu nhằm thu về 1.500 tỉ đồng.

Trong khi nếu vẫn niêm yết, công ty chỉ có thể phát hành số cổ phiếu trên với giá khoảng 30.000 đồng/cổ phiếu vì vướng quy định không được phát hành với giá cao hơn 7% so với thị giá cổ phiếu (khoảng 25.000 đồng/cổ phiếu).

Từ cuối năm ngoái, CTCP Gò Đàng (AGD) hoàn tất đợt phát hành 6 triệu cổ phần riêng lẻ cho đối tác chiến lược là Panga Holdco Pte Ltd, công ty con của Navis Asia Fund VI Management Company Ltd (Malaysia). Quyết định phát hành riêng lẻ song song với kế hoạch hủy niêm yết khiến nhiều NĐT đồn đoán, AGD đang có ý định bán Công ty cho đối tác nước ngoài.

Cùng với 2,8 triệu cổ phiếu AGD mà Panga Holdco đã “gom” trên sàn, đối tác này đã nâng tổng số lượng cổ phiếu AGD nắm giữ lên 8,8 triệu đơn vị, tương đương với 48,88% cổ phần AGD. Hiện tại, AGD vẫn đang niêm yết trên HOSE, nên tỷ lệ cổ phần mà NĐT nước ngoài nắm giữ tại DN bị giới hạn ở mốc 49%.

Đầu năm nay, lãnh đạo AGD cho biết, mặc dù Công ty đã thông qua việc hủy niêm yết từ quý IV/2012, nhưng vẫn đang chờ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho Công ty được hủy niêm yết chính thức.

Nhiều khả năng đến cuối năm 2013, cổ phiếu AGD mới chính thức hủy niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM.

Một doanh nghiệp khác dự kiến sẽ hủy niêm yết đó là trường hợp của ALP. ĐHCĐ của CTCP đầu tư Alphanam sẽ chỉ được tổ chức vào cuối tháng 5 này. Theo kế hoạch, Hội đồng Quản trị công ty sẽ trình ĐHCĐ, ALP có đề cập nội dung xin ý kiến cổ đông về việc hủy niêm yết tự nguyện. Tính đến thời điểm cuối quý 1 năm 2013, ALP lỗ lũy kế 59 tỷ đồng, chiếm một phần rất nhỏ trong vốn điều lệ 1.924,8 tỷ đồng của công ty tại cùng thời điểm. Theo đó, ALP tự xin hủy niêm yết không phải lý do lỗ vượt quá vốn điều lệ hay lỗ kéo dài nhiều năm. Hiện tại ALP chưa công bố lý do sẽ xin hủy niêm yết.

Một số nhà đầu tư cho rằng, một số doanh nghiệp xin tự hủy niêm yết bởi mất niềm tin vào thị trường. Niềm tin và tính minh bạch của thị trường còn nhiều hạn chế, nhất là thời điểm hiện tại.

Theo Vương Nguyễn

phuongmai

NDHMoney

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên