MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giám đốc đầu tư của VinaCapital nhận định gì về việc nới room?

Theo ông Andy Ho, việc nới room của Việt Nam là hành động khá quyết liệt để tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Các cổ phiếu Việt Nam cũng đứng trước cơ hội lớn được gia nhập rổ chỉ số MSCI Emeging Markets.

Ngay sau khi có những thông tin về việc Thủ tướng chính phủ ký ban hành Nghị định 60 về nới room nước ngoài, ông Andy Ho – Giám đốc đầu tư của Công ty quản lý quỹ VinaCapital đã có những bình luận nhanh về thông tin này. Hiện VinaCapital là một trong những nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo ông Andy Ho, việc nới room là một thay đổi lớn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, đưa Việt Nam thực hiện đầy đủ hơn các cam kết khi gia nhập WTO và là một chất xúc tác mãnh liệt để các cổ phiếu Việt Nam có tên trong rổ chỉ số thị trường mới nổi (emerging market) của MSCI.

Giới hạn sở hữu nước ngoài tại các công ty niêm yết đã là một rào cản lớn đối với thị trường vốn, hạn chế khả năng tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Hiếm khi trên thế giới có một thị trường non trẻ đã có một động thái thay đổi quyết liệt ở trong giai đoạn phát triển như hiện tại. Nam Phi là ví dụ gần nhất nhưng đó là câu chuyện của 20 năm trước và họ sở hữu một thị trường trong nước hoạt động tốt.

Trong các trường hợp khác, bất cứ khi sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được phép vượt quá 50% thì họ thường chỉ được sở hữu cổ phiếu bị hạn chế hoặc không có quyền biểu quyết. Điển hình là Hàn Quốc trong giai đoạn 1992-1998 và Đài Loan giai đoạn 1966-2005.

nó đã thường được chỉ bằng cổ phiếu bị hạn chế hoặc không có quyền biểu quyết. Ví dụ như Hàn Quốc (1992-1998) và Đài Loan (1966-2005).

Vậy nhà đầu tư có thể mong chờ gì từ động thái nới room?

Trước đây, thị trường Việt Nam luôn bị đánh giá thấp hơn so với các thị trường trong khu vực do thanh khoản thấp hơn. Khi hạn chế room ngoại được dỡ bỏ, cả nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đều sẽ đầu tư tích cực hơn. Thanh khoản tăng sẽ làm thu hẹp mức định giá thấp (liquidity discount) của Việt Nam so với các thị trường khu vực.

Hiện P/E của Việt Nam ở mức 13 lần và thường được định giá thấp hơn 25-35% so với khu vực trong những năm vừa qua.

Chất xúc tác cho quá trình cổ phần hóa

Khi thị trường được đánh giá lại và thanh khoản gia tăng sẽ đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đã có nhiều động thái quyết liệt nhằm thực hiện mục tiêu này.

Các lĩnh vực trọng yếu mà nhà nước vẫn sẽ giữ quyền kiểm soát bao gồm ngân hàng, viễn thông, hàng không và doanh nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên, với chủ trương giảm một nửa số lượng ngân hàng hiện có đến năm 2017, nhà đầu tư vẫn có nhiều cơ hội đối với lĩnh vực này.

Những doanh nghiệp đã có thời gian dài trì hoãn cổ phần hóa như Mobifone cũng đã được ra hạn chót để hoàn thành tiến trình này. Mobifone dự kiến sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với mức định giá vào khoảng 3-3,5 tỷ USD.

Theo số liệu của CafeF, VinaCapital là quỹ đầu tư hiếm hoi tham gia vào một số thương vụ cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước trong 2 năm qua với việc đầu tư vào Vinatex hay Cienco 4.

Phát huy đúng các vai trò của thị trường chứng khoán

Vốn hóa thị trường của Việt Nam hiện ở đạt khoảng 60 tỷ USD, với khối lượng giao dịch hàng ngày trung bình 100 triệu USD, và sự tham gia của nước ngoài ở mức dưới 15% chủ yếu là do giới hạn sở hữu. Trong đó có 26 công ty niêm yết đã cạn room tổng vốn hóa đạt hơn 10 tỷ USD, tương đương 1/6 tổng vốn hóa thị trường.

Điều này khiến thị trường thiếu đi chiều sâu khi các biến động lớn của thị trường chủ yếu chịu sự tác động của những nhà đầu tư trong nước – với đa phần vốn đầu tư dự vào vay ký quỹ. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến động bất thường của thị trường. Khi nhà đầu tư nước ngoài có sự hiện diện lớn hơn và thị trường có thêm nhiều cổ phiếu lớn lên niêm yết, những bất ổn này sẽ được hạn chế.

Một trong những tiêu chí quan trọng để gia nhập chỉ số thị trường mới nổi MSCI Emerging Markets là có một thị trường vốn mở cửa cho đầu tư nước ngoài.

Nghị định 60 sẽ là những tiền đề quan trọng để các cổ phiếu Việt Nam được thêm vào MSCI Emerging Markets Index – chỉ số cơ sở của các quỹ đầu tư đang quản lý lượng vốn lên đến 1.400 tỷ USD

Các Nghị định sửa đổi 58 doanh nghiệp mở đường cho Việt Nam để đủ điều kiện cho tình trạng thị trường mới nổi, và đưa ra các chỉ số MSCI Emerging Markets Index thu hút 1,4 nghìn tỷ đồng đầu tư, hòa nhập cuối cùng của Việt Nam có thể cung cấp upside thêm 15-20% cho nhà đầu tư.

Kết thúc phần nhận định của mình, ông Andy Ho nhận định việc nới room sẽ là bước tiến quan trọng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam hội nhập với các thị trường quốc tế với việc tăng sức cạnh tranh, dễ tiếp cận hơn và thân thiện hơn. Hơn nữa, thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lớn từ việc đánh giá lại mức xếp hạng và nhận được sự phân bổ tài sản lớn hơn từ các công ty quản lý quỹ toàn cầu. Chênh lệch định giá thấp do thanh khoản sẽ không còn, mức độ bất ổn giảm và sự quan tâm đến từ tiến trình cổ phiếu sẽ tác động tích cực đến thị trường.

Về dài hạn, Việt Nam sẽ là ứng viên sáng giá trong rổ chỉ số MSCI Emerging Markets. VinaCapital tin rằng việc nới room sẽ ngay lập tức làm cho Việt Nam trở thành một trong những thị trường biên (frontier market) hấp dẫn nhất tại khu vực châu Á.

Trường An

VinaCapital

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên