IPO Hãng phim truyện Việt Nam: Khi thủy thủ “đóng phim”
Là một tên tuổi lớn trong ngành điện ảnh Việt Nam, tuy nhiên Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) đang gặp muôn vàn khó khăn và dự kiến phải đến năm 2017 mới có lãi trở lại.
- 27-03-2016“Cổ phần hóa gắn với niêm yết mới có hàng hóa chất lượng cho thị trường”
- 22-03-2016IPO Vinafor: Bầu Hiển nhắm tới 45.500 ha đất?
- 16-03-2016Hanel – “ông chủ” của khách sạn Daewoo và mạng Vietnamobile sẽ IPO vào ngày 14/4
Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) sẽ tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 14/4 tới đây với mức giá khởi điểm 10.200đ/cp.
Sau cổ phần hóa, vốn điều lệ VFS đạt 50 tỷ đồng, tương ứng 5 triệu cổ phần theo mệnh giá. Trong đó, nhà nước sẽ nắm giữ 20% cổ phần; Cán bộ CNV nắm giữ 4,5% cổ phần; Đấu giá công khai 10,5% và 65% cổ phần còn lại thuộc về nhà đầu tư chiến lược.
Hiện tại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Tổng công ty vận tải thủy (Vivaso) là nhà đầu tư chiến lược. Theo đó, Vivaso sẽ mua 3,25 triệu cổ phần, chiếm 65% vốn điều lệ VFS với mức giá thấp nhất 10.200đ/cp. Như vậy, Vivaso sẽ bỏ ra tối thiểu 33,15 tỷ đồng để trở thành cổ đông chiến lược của VFS.
Được biết, Vivaso hoạt động trong lĩnh vực vận tải thủy nội địa, bốc xếp, cảng sông, sửa chữa đóng mới phương tiện thủy nội địa và đã tiến hành IPO vào năm 2014. Vốn điều lệ của Vivaso đạt 320 tỷ đồng và Bộ Giao thông vận tải đã thoái toàn bộ vốn khỏi doanh nghiệp này. Cổ đông lớn nhất của Vivaso hiện là Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường với tỷ lệ sở hữu 77,1%.
Theo số liệu gần nhất được công bố, doanh thu 9 tháng đầu năm 2015 của Vivaso là 706 tỷ đồng nhưng lỗ gần 8 tỷ đồng.
VFS lỗ triền miên, bao giờ cho đến….ngày xưa?
Được thành lập từ năm 1953, Hãng phim truyện Việt Nam là một đơn vị có bề dày truyền thống, tồn tại và phát triển gắn bó chặt chẽ với nền điện ảnh Việt Nam. Những bộ phim nổi tiếng được sản xuất bởi VFS có thể kể tới như Chung một dòng sông, Bao giờ cho đến tháng 10, Em bé Hà Nội, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm…
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt sau khi không còn được nhà nước "bao cấp" và chuyển sang mô hình công ty TNHH vào năm 2010.
Từ năm 2012 đến 2014, doanh thu VFS sụt giảm mạnh và lợi nhuận công ty luôn là con số âm. Cụ thể, năm 2013, VFS lỗ 1,3 tỷ đồng và trong 9 tháng đầu năm 2014 thì số lỗ đã lên tới 3,7 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/9/2014, lỗ lũy kế của VFS lên tới 39,68 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2004 đến 30/9/2014 lỗ 37,71 tỷ đồng. Số lỗ từ năm 1998 trở về trước là 1,98 tỷ đồng (chưa tìm được nguyên nhân).
Hiện tại, nguồn thu chính của VFS vẫn là hoạt động sản xuất phim, chiếm khoảng 96% tổng doanh thu của hãng. Trong những năm gần đây, VFS có một số hợp đồng sản xuất phim với Truyền hình Vietel, Truyền hình Công an nhân dân,…
Sau cổ phần hóa, VFS đặt kế hoạch có lợi nhuận trở lại kể từ năm 2017 với doanh thu dự kiến khoảng 50,3 tỷ đồng.
Hiện tại, VFS đang sử dụng 4 khu đất bao gồm Khu đất tại Xã Uy Nỗ- Đông Anh- Hà Nội; Số 46 ngõ 151 Hoàng Hoa Thám- Hà Nội; Số 4 Thụy Khuê- Hà Nội; Số 6- Thái Văn Lung- Tp.HCM và hãng phim đang làm thủ tục để được tiếp tục sử dụng các khu đất này.
Kế hoạch hoạt động của VFS sau cổ phần hóa