MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một năm thành công của thoái vốn ngoài ngành?

nhìn lại một năm cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành của các tổng công ty, tập đoàn nhà nước: tkv, pvn, evn, vinalines và vietnamairlines.

TKV thoái xong vốn đầu tư tài chính

Báo cáo được đưa ra vào ngày 13/1, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam Vinacomin (TKV) cho thấy, TKV đã thực hiện thoái xong vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính.

Cụ thể, đã bán xong toàn bộ vốn đầu tư tại công ty Tài chính TKV (cho VPBank), ngân hàng SHB, và các khoản đầu tư vào công ty bảo hiểm, chứng khoán thu về 1.600 tỷ đồng. bảo toàn vốn và có thặng dư.

Riêng khoản đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng bất động sản đang được triển khai các bước để tiến hành thoái vốn xong trong năm 2015, còn trên 200 tỷ đồng.

TKV cũng đã hoàn thành việc giảm tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của TKV từ mức 77,18% xuống còn 34% đối với Công ty CP Than Miền Nam. Từ 70,1% xuống còn 27% tại Công ty than Miền Trung, giá trị vốn nhà nước thu hồi cao hơn sổ sách.

Đã phê duyệt Phương án tái cơ cấu Công ty CP Du lịch và Thương mại, Công ty CP Cơ khí Hòn Gai, Công ty CP Đại lý hàng hải, Công ty CP Thiết bị điện, Công ty CP Vận tải thủy.

Đã nhượng bán toàn bộ cổ phần của TKV tại Công ty CP Hạ Long, đang hoàn thiện nhượng bán tại Công ty CP Thương mại và SX than Uông Bí, Công ty CP Cơ khí ô tô Uông Bí. ()

PVN phải đoạn tuyệt với bất động sản, tài chính

Nghị định về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Việt Nam) vừa được Chính phủ ban hành nêu rõ, Công ty mẹ không được góp vốn vào doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc đầu tư các dự án bất động sản.

Không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Báo cáo của PVN cũng cho biết công tác tái cấu trúc doanh nghiệp theo đề án tái cấu trúc được Chính phủ phê duyệt tiếp tục được triển khai.

Cổ phần hoá và chào bán 128,9 triệu cổ phần của PVCFC; hoàn thành chuyển giao Công ty TNHH MTV Khu Công nghiệp Lai Vu cho UBND tỉnh Hải Dương; Thực hiện thoái vốn tại PETROSETCO, PVTrans; Thành lập các Ban chỉ đạo cổ phần hoá tại BSR, PVPower, PVOil và DQS. ()

EVN đã thu về 1.000 tỷ đồng từ thoái vốn

Tại tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, hết năm 2014 EVN đã thoái 100% vốn tại 2 công ty bất động Sài Gòn Vina và Công ty bất động sản Điện lực miền Trung.

Với Công ty tài chính Điện lực, EVN đã đấu giá từ hơn một tuần trước và thu về gần 600 tỷ đồng. Hiện EVN cũng có gần 40% trong VAMC và đã bán 25%...

“Tổng thu thoái vốn đạt gần 1.000 tỷ đồng. Hiện còn 3 Công ty chúng tôi đang trình Bộ Công thương để thoái vốn tiếp là Ngân hàng An Bình (ABBank) còn 16% định đấu giá nhưng Thủ tướng đã yêu cầu EVN dừng đấu giá, giao Ngân hàng nhà nước sắp xếp”, ông Tri nói.

Cũng theo ông Tri, đối với Công ty Chứng khoán An Bình, EVN cũng đã trình Bộ Công thương cho bán đấu giá vào năm 2015, số tiền EVN đã góp gần 100 tỷ.

Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu, EVN bán cho nước ngoài gần 2,5% với giá 26.000 đồng/cp. Năm 2015, EVN đã trình Bộ Công thương để thoái vốn tiếp.

Theo lộ trình, hết năm 2015, EVN phải hoàn tất việc thoái vốn khỏi các lĩnh vực "nóng" như ngân hàng và bất động sản.

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết kế hoạch thực hiện năm 2014 và mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 của EVN, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã yêu cầu EVN nhất thiết phải hoàn thành thoái vốn tại ngân hàng An Bình, chứng khoán An Bình, bảo hiểm GIC ngay trong năm 2015. ()

Vinalines sẽ IPO vào Quý I

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp (hơn 21.000 tỷ đồng) và đang xây dựng Phương án cổ phần hóa, dự kiến sẽ IPO trong quý này.

Đối với các đơn vị thành viên, đại diện Vinalines cho biết, năm 2014 Tổng công ty thực hiện công tác cổ phần hóa đối với 10 doanh nghiệp thành viên.

Cụ thể, 5 doanh nghiệp đã hoàn thành đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần là Cảng Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Vinalines Nha Trang, Cảng Quảng Ninh.

Hai doanh nghiệp đã thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) vào tháng 12/2014 và hiện đang thực hiện các thủ tục đăng ký hoạt động công ty cổ phần Cảng Cần Thơ, Nghệ Tĩnh.

Công ty Cảng Năm Căn đã hoàn thành phê duyệt Phương án cổ phần hóa và hiện đang chuẩn bị các thủ tục bán đấu giá IPO trong tháng 1/2015. ()

Theo đề án tái cơ cấu, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) được giữ lại 1 công ty sở hữu 100% vốn; 14 công ty trên 50% vốn; nắm giữ dưới 50% vốn tại 11 công ty và thoái vốn khỏi 10 công ty.

Tại Hội nghị tổng kết năm 2014, đại diện Vietnam Airlines đã đánh giá, công tác cổ phần hóa công ty Mẹ - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã thực hiện có kết quả khả quan và theo đúng lộ trình cổ phần hóa, với việc hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu (IPO Vietnamairlines) và bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết, năm 2015 sẽ là năm đầu tiên Tổng công ty Hàng không Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và thực hiện những đầu tư mạnh mẽ mang tính đột phá về đội máy bay và chất lượng dịch vụ. ()

Theo TÚ ANH

PV

Diễn đàn đầu tư

Trở lên trên