Năm 2014 - “biến số” nào cho thị trường?
Với một kịch bản tốt, VN-Index sẽ đạt khoảng 600 điểm, kịch bản trung bình khoảng 550 điểm và kịch bản xấu khoảng 500 điểm.
Sẽ là phiến diện và võ đoán khi đưa ra các kịch bản của thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2014. Tuy nhiên, cùng nhau nhìn nhận các “biến số” để nhận diện cơ hội và phòng ngừa rủi ro là điều khả thi trong bối cảnh hiện nay.
Những “biến số” vĩ mô
“Biến số” của chính sách tiền tệ: Khi mà chính sách tài khóa được nhận diện sẽ không còn nhiều dư địa cho nới lỏng thì chính sách tiền tệ là kỳ vọng của nhà đầu tư (NĐT) trong năm 2014. Năm 2013, bên cạnh sự ổn định của kinh tế vĩ mô thì chính nguồn vốn rẻ sau quá trình cắt giảm lãi suất liên tục của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã “thắp lửa” cho TTCK. Minh chứng là chỉ số VN - Index nửa đầu năm 2013 có lúc đã lên tới 524 điểm một phần nhờ “thuốc lãi suất”.
Với bối cảnh lạm phát và tăng trưởng cùng thấp trong năm trước, nhiều khả năng để hỗ trợ tăng trưởng cao hơn, NHNN sẽ tiếp tục duy trình chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2014. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2014 từ 12-14%, tối thiểu bằng năm 2013 là tín hiệu tích cực với TTCK trong năm mới.
Năng lực xử lý nợ xấu và tiến độ giải ngân gói hỗ trợ thị trường bất động sản (BĐS): Giống như năm trước, một biến số của thị trường tiền tệ - ngân hàng ảnh hưởng tới dòng tiền rẻ trong năm 2014 đó là năng lực xử lý nợ xấu.
Thực tế năm 2013 minh chứng, dù vốn tín dụng đã rẻ nhưng tăng trưởng tín dụng khá thấp vì nợ xấu vẫn như “cục máu đông”.
Việc ra đời Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong năm 2013 mới giải quyết yếu tố tâm lý. Bởi vậy, kết quả hoạt động của VAMC qua năng lực xử lý nợ xấu cụ thể trong năm 2014 sẽ tác động tới TTCK, đặc biệt là nhóm cổ phiếu tài chính - ngân hàng.
Ngoài ra, tiến độ giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng cũng rất quan trọng bởi trên sàn có khá nhiều doanh nghiệp (DN) niêm yết thuộc lĩnh vực BĐS hoặc các ngành nghề liên quan. Một khi thị trường BĐS khởi sắc hơn, DN BĐS tăng doanh thu, lợi nhuận, chắc chắn cổ phiếu BĐS sẽ khởi sắc.
“Biến số” từ dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII:) Với việc ra đời 9 quỹ mở trong năm 2013 và nhiều khả năng tăng lên con số 20 vào năm 2014, chiến lược đầu tư của khối ngoại trên TTCK Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với trước đây.
Những tháng cuối năm 2013, nhiều quỹ mở đã phát hành chứng chỉ và khối ngoại đã trở lại mua ròng trên thị trường cổ phiếu cho thấy dòng vốn này vẫn bám sát TTCK và sẵn sàng hành động mỗi khi có cơ hội. Dù không còn đóng vai trò chủ đạo nhưng vốn ngoại vẫn là “vốn mồi”, là người “châm lửa” cho các “sóng tăng” của TTCK Việt Nam những năm qua mà con sóng đầu năm 2013 một lần nữa khẳng định xu hướng này.
Hiện nay, dòng vốn ngoại tại Việt Nam vẫn có khoảng 4 tỷ USD và một lượng lớn đang “trú ngụ” trên thị trường trái phiếu. Nếu một phần lượng vốn này thay đổi chiến lược kinh doanh, tập trung vào thị trường cổ phiếu, rất có thể thị trường sẽ có một đợt “bứt phá” như năm 2013.
Những “biến số” chính sách
Chính phủ thông qua việc nới “room” cho NĐT nước ngoài: Ngày 3/1/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2014/NĐ-CP về việc NĐT nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam, cụ thể là nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của một NĐT tổ chức nước ngoài và các cá nhân liên quan tại một TCTD từ 15% trước đây lên 20%. Đây vừa là nghĩa vụ thực hiện cam kết theo lộ trình gia nhập WTO, vừa là chiến lược huy động nguồn ngoại lực vào quá trình nâng chất các TCTD và cả các DN niêm yết để tăng cường năng lực quản trị.
Từ cuối năm 2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã hoàn tất dự thảo quyết định về việc tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên TTCK Việt Nam và trình lên Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, nội dung mới nhất của đề xuất lần này là nới tỷ lệ sở hữu cho NĐT nước ngoài ở các công ty niêm yết lên mức 60%, thay vì mức 49% như hiện nay. Đối với cổ phiếu không có quyền biểu quyết, NĐT nước ngoài được phép mua không giới hạn. Ở các công ty chứng khoán, NĐT nước ngoài được sở hữu đến 100%, thay vì tối đa là 49%. Với chứng chỉ quỹ, NĐT nước ngoài được sở hữu 100% (hiện nay tối đa là 49%).
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2014/NĐ-CP, nhiều khả năng Chính phủ sẽ quyết định nâng tỷ lệ sỡ hữu cho NĐT nước ngoài tại DN niêm yết theo như các đề xuất nói trên của UBCKNN. Và khi chính sách này được thông qua, chắc chắn sẽ tác động tích cực tới TTCK.
Triển khai quỹ ETF và các sản phẩm phái sinh: Các sản phẩm đầu tư chỉ số (ETF) trên thị trường đã được hai Sở Giao dịch Chứng khoán là HSX và HNX giới thiệu rộng rãi để lấy ý kiến trong năm 2013. Bước sang năm 2014, nhiều khả năng các sản phẩm này sẽ chính thức được áp dụng. Khi đó, NĐT sẽ có thêm hàng hóa, đặc biệt là các tổ chức sẽ có thêm công cụ huy động vốn, thị trường vì vậy cũng sẽ hấp dẫn hơn. Việc tăng tính hấp dẫn cho thị trường là hướng đi phù hợp và kỳ vọng khi ETF ra đời sẽ góp phần tạo sức sống mới cho TTCK.
Một chính sách nữa cũng sẽ có lời giải rõ ràng trong năm 2014 đó là chứng khoán phái sinh. Việc lùi lại thời gian triển khai chứng khoán phái sinh 01 năm so với dự tính ban đầu để cơ quan soạn thảo chính sách xây dựng kỹ lưỡng là bước đi hợp lý.
Dù khả năng các sản phẩm phái sinh phải đến năm 2015 mới triển khai trên thực tế nhưng các Nghị định về xây dựng TTCK phái sinh và các sản phẩm chứng khoán phái sinh gần như chắc chắn sẽ ra đời trong năm nay. Việc có được hình dung đầy đủ về một phương tiện và công cụ đầu tư mới, theo kịp các TTCK tiên tiến trên thế giới cũng sẽ tạo nên những cú hích nhất định cho tâm lý thị trường…
Theo ông Trần Thăng Long, Trưởng phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), một kết quả nghiên cứu mới nhất do BSC tiến hành đã đưa ra những dự báo về TTCK năm 2014.
Dựa trên dự báo tình hình vĩ mô cũng như sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như khảo sát PE từ năm 2006 đến nay, tính toán tỷ trọng lớn của các cổ phiếu trong rổ VN-Index, phương pháp đồ thị kỹ thuật, thì trong năm 2014, diễn biến của TTCK là tương đối khả quan. Với một kịch bản tốt, VN-Index sẽ đạt khoảng 600 điểm, kịch bản trung bình khoảng 550 điểm và kịch bản xấu khoảng 500 điểm.
Những “biến số” vĩ mô
“Biến số” của chính sách tiền tệ: Khi mà chính sách tài khóa được nhận diện sẽ không còn nhiều dư địa cho nới lỏng thì chính sách tiền tệ là kỳ vọng của nhà đầu tư (NĐT) trong năm 2014. Năm 2013, bên cạnh sự ổn định của kinh tế vĩ mô thì chính nguồn vốn rẻ sau quá trình cắt giảm lãi suất liên tục của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã “thắp lửa” cho TTCK. Minh chứng là chỉ số VN - Index nửa đầu năm 2013 có lúc đã lên tới 524 điểm một phần nhờ “thuốc lãi suất”.
Với bối cảnh lạm phát và tăng trưởng cùng thấp trong năm trước, nhiều khả năng để hỗ trợ tăng trưởng cao hơn, NHNN sẽ tiếp tục duy trình chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2014. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2014 từ 12-14%, tối thiểu bằng năm 2013 là tín hiệu tích cực với TTCK trong năm mới.
Năng lực xử lý nợ xấu và tiến độ giải ngân gói hỗ trợ thị trường bất động sản (BĐS): Giống như năm trước, một biến số của thị trường tiền tệ - ngân hàng ảnh hưởng tới dòng tiền rẻ trong năm 2014 đó là năng lực xử lý nợ xấu.
Thực tế năm 2013 minh chứng, dù vốn tín dụng đã rẻ nhưng tăng trưởng tín dụng khá thấp vì nợ xấu vẫn như “cục máu đông”.
Việc ra đời Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong năm 2013 mới giải quyết yếu tố tâm lý. Bởi vậy, kết quả hoạt động của VAMC qua năng lực xử lý nợ xấu cụ thể trong năm 2014 sẽ tác động tới TTCK, đặc biệt là nhóm cổ phiếu tài chính - ngân hàng.
Ngoài ra, tiến độ giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng cũng rất quan trọng bởi trên sàn có khá nhiều doanh nghiệp (DN) niêm yết thuộc lĩnh vực BĐS hoặc các ngành nghề liên quan. Một khi thị trường BĐS khởi sắc hơn, DN BĐS tăng doanh thu, lợi nhuận, chắc chắn cổ phiếu BĐS sẽ khởi sắc.
“Biến số” từ dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII:) Với việc ra đời 9 quỹ mở trong năm 2013 và nhiều khả năng tăng lên con số 20 vào năm 2014, chiến lược đầu tư của khối ngoại trên TTCK Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với trước đây.
Những tháng cuối năm 2013, nhiều quỹ mở đã phát hành chứng chỉ và khối ngoại đã trở lại mua ròng trên thị trường cổ phiếu cho thấy dòng vốn này vẫn bám sát TTCK và sẵn sàng hành động mỗi khi có cơ hội. Dù không còn đóng vai trò chủ đạo nhưng vốn ngoại vẫn là “vốn mồi”, là người “châm lửa” cho các “sóng tăng” của TTCK Việt Nam những năm qua mà con sóng đầu năm 2013 một lần nữa khẳng định xu hướng này.
Hiện nay, dòng vốn ngoại tại Việt Nam vẫn có khoảng 4 tỷ USD và một lượng lớn đang “trú ngụ” trên thị trường trái phiếu. Nếu một phần lượng vốn này thay đổi chiến lược kinh doanh, tập trung vào thị trường cổ phiếu, rất có thể thị trường sẽ có một đợt “bứt phá” như năm 2013.
Những “biến số” chính sách
Chính phủ thông qua việc nới “room” cho NĐT nước ngoài: Ngày 3/1/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2014/NĐ-CP về việc NĐT nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam, cụ thể là nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của một NĐT tổ chức nước ngoài và các cá nhân liên quan tại một TCTD từ 15% trước đây lên 20%. Đây vừa là nghĩa vụ thực hiện cam kết theo lộ trình gia nhập WTO, vừa là chiến lược huy động nguồn ngoại lực vào quá trình nâng chất các TCTD và cả các DN niêm yết để tăng cường năng lực quản trị.
Từ cuối năm 2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã hoàn tất dự thảo quyết định về việc tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên TTCK Việt Nam và trình lên Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, nội dung mới nhất của đề xuất lần này là nới tỷ lệ sở hữu cho NĐT nước ngoài ở các công ty niêm yết lên mức 60%, thay vì mức 49% như hiện nay. Đối với cổ phiếu không có quyền biểu quyết, NĐT nước ngoài được phép mua không giới hạn. Ở các công ty chứng khoán, NĐT nước ngoài được sở hữu đến 100%, thay vì tối đa là 49%. Với chứng chỉ quỹ, NĐT nước ngoài được sở hữu 100% (hiện nay tối đa là 49%).
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2014/NĐ-CP, nhiều khả năng Chính phủ sẽ quyết định nâng tỷ lệ sỡ hữu cho NĐT nước ngoài tại DN niêm yết theo như các đề xuất nói trên của UBCKNN. Và khi chính sách này được thông qua, chắc chắn sẽ tác động tích cực tới TTCK.
Triển khai quỹ ETF và các sản phẩm phái sinh: Các sản phẩm đầu tư chỉ số (ETF) trên thị trường đã được hai Sở Giao dịch Chứng khoán là HSX và HNX giới thiệu rộng rãi để lấy ý kiến trong năm 2013. Bước sang năm 2014, nhiều khả năng các sản phẩm này sẽ chính thức được áp dụng. Khi đó, NĐT sẽ có thêm hàng hóa, đặc biệt là các tổ chức sẽ có thêm công cụ huy động vốn, thị trường vì vậy cũng sẽ hấp dẫn hơn. Việc tăng tính hấp dẫn cho thị trường là hướng đi phù hợp và kỳ vọng khi ETF ra đời sẽ góp phần tạo sức sống mới cho TTCK.
Một chính sách nữa cũng sẽ có lời giải rõ ràng trong năm 2014 đó là chứng khoán phái sinh. Việc lùi lại thời gian triển khai chứng khoán phái sinh 01 năm so với dự tính ban đầu để cơ quan soạn thảo chính sách xây dựng kỹ lưỡng là bước đi hợp lý.
Dù khả năng các sản phẩm phái sinh phải đến năm 2015 mới triển khai trên thực tế nhưng các Nghị định về xây dựng TTCK phái sinh và các sản phẩm chứng khoán phái sinh gần như chắc chắn sẽ ra đời trong năm nay. Việc có được hình dung đầy đủ về một phương tiện và công cụ đầu tư mới, theo kịp các TTCK tiên tiến trên thế giới cũng sẽ tạo nên những cú hích nhất định cho tâm lý thị trường…
Theo ông Trần Thăng Long, Trưởng phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), một kết quả nghiên cứu mới nhất do BSC tiến hành đã đưa ra những dự báo về TTCK năm 2014.
Dựa trên dự báo tình hình vĩ mô cũng như sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như khảo sát PE từ năm 2006 đến nay, tính toán tỷ trọng lớn của các cổ phiếu trong rổ VN-Index, phương pháp đồ thị kỹ thuật, thì trong năm 2014, diễn biến của TTCK là tương đối khả quan. Với một kịch bản tốt, VN-Index sẽ đạt khoảng 600 điểm, kịch bản trung bình khoảng 550 điểm và kịch bản xấu khoảng 500 điểm.
Theo Đức Trung