Thời gian gần đây, việc phát hành thêm không còn là vấn đề quá mới mẻ. Phát hành thêm để chào bán cho cổ đông hiện hữu hay nhà đầu tư chiến lược, đều mang lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp. Ít nhất là về mặt tiền nong.
Tuy nhiên, trong việc phát hành thêm cũng có nhiều nghịch lý.
Phát hành dưới mệnh giá, giải pháp cứu dòng tiền của doanh nghiệp
Nhiều người ví von việc phát hành dưới mệnh giá là việc "bán rẻ" doanh nghiệp. Cũng có phần đúng khi cổ đông chỉ phải trả một cái giá thấp hơn giá ghi nhận trong vốn điều lệ khi mua cổ phiếu. Việc phát hành dưới mệnh giá vẫn là chuyện chẳng đặng đừng, trên thực tế không một doanh nghiệp nào muốn lựa chọn phương án đó.
Thị trường chứng khoán xuống dốc thảm hại, không ít cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá, thậm chí với giá của "cọng hành", "mớ rau". |
Khi phát hành thêm, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn bán với giá
càng-cao-càng-tốt. Ví dụ trường hợp của
MPC, mặc dù thị giá đã đạt mức 2x-3x, nhưng khi các cổ đông ngoại đánh tiếng muốn mua cổ phiếu với giá cao hơn mức thị giá rất nhiều, và phải mua từ các cổ đông lớn của công ty, thì ngay lập tức công ty này tìm cách rời sàn để dễ dàng hơn trong thủ tục giao dịch cổ phiếu. Tạo điều kiện cho cổ đông chiến lược, cũng chính là tạo điều kiện cho bản thân MPC.
Thị trường chứng khoán xuống dốc thảm hại, không ít cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá, thậm chí với giá của "cọng hành", "mớ rau". Thế nhưng, đói vốn, cạn tiền là vấn đề không của riêng ai. Việc vay nợ không phải đơn giản, khi tín dụng được siết chặt, và các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp cũng khó giữ các tỷ lệ được coi là đẹp. Vậy chỉ còn cách, phát hành cổ phiếu, chào bán cho cổ đông hiện hữu và cổ đông chiến lược.
Vấn đề phát sinh bây giờ, là bán với giá nào?
Nếu bán trên mệnh giá, cũng có nghĩa là cao hơn thị giá, thì ai sẽ là người mua?
Việc tìm đối tác chiến lược để mua khối lượng cổ phiếu phát hành thêm với giá cao hơn thị giá hoàn toàn không đơn giản. |
KMR đã thông qua kế hoạch phát hành thêm 6 triệu cổ phiếu, chào bán với giá 10.000 đồng cho 2 cổ đông chiến lược là công ty mẹ
Mirae Fiber và Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc KMR. Ngoài ra, cam kết góp vốn của Công ty mẹ đối với KMR có thể bằng tiền hoặc bằng tài sản, trị giá 56 tỷ đồng. Rõ ràng, thỏa thuận giữa người mua và kẻ bán trong thương vụ này dễ dàng hơn rất nhiều khi là "người nhà" của nhau.
Không phải ai cũng tìm được đối tác như KMR!
Nếu bán dưới mệnh giá, quyền lợi của các cổ đông hiện hữu sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Có thể hình dung đơn giản, khi cổ phiếu phát hành thêm được bán dưới mệnh giá, người mua chỉ cần bỏ ra 2.000 đồng (chẳng hạn thế) để sở hữu cổ phần được ghi nhận là 10.000 đồng trong sổ sách. Không khó để nhận thấy sự bất công đối với các cổ đông hiện hữu.
Cách duy nhất là công ty phải có đủ thặng dư vốn điều lệ đủ bù đắp khoản hao hụt do phát hành dưới mệnh giá mang lại. Bằng cách này,
TTF đã được UBCKNN chấp nhận phát hành trên 14,4 triệu cổ phiếu với giá 5.000 đồng cho cổ đông hiện hữu và cổ đông chiến lược. Tình hình tài chính khó khăn, nhưng TTF vẫn có một khoản thặng dư vốn cổ phần lên tới 272,6 tỷ đồng, thừa sức để bù đắp khoản thâm hụt vốn cổ phần khi phát hành với giá bằng một nửa mệnh giá.
Phát hành thêm không dễ
Gần đây
HVX khiến không ít nhà đầu tư khó hiểu, khi mạnh dạn đề xuất kế hoạch phát hành thêm 21,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Kế hoạch táo bạo này được đưa ra khi thị giá của HVX chỉ giao động quanh mức 3.500 đồng. Đấy là chưa kể, thanh khoản của HVX trong thời gian gần đây cực kỳ thấp, 10 phiên gần nhất, chỉ có một phiên có giao dịch với khối lượng vỏn vẹn 110 cổ phiếu.
Khả năng phát hành thành công của HVX được đặt nhiều dấu hỏi.
Với VDS, phát hành thêm với bất kỳ giá nào cũng gặp những vướng mắc nhất định khi tình hình tài chính u ám, thị giá dưới 4.000 đồng. Công ty đã có lựa chọn tương đối khôn ngoan. |
ĐHCĐ thường niên của HVX cũng đã đề ra các chỉ tiêu kế hoạch trong các trường hợp phát hành thành công hay không. Với phương án nào, HVX cũng không tránh khỏi các khoản lỗ, dù ít dù nhiều.
Sắp tới,
HT1 sẽ trình ĐHCĐ thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Nhìn các điều kiện hiện có của công ty, có thể thấy việc phát hành thêm là tương đối khó khăn: Nợ ngắn hạn gấp đôi vốn chủ sở hữu, lợi nhuận có xu hướng giảm dần, thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận chưa phân phối còn không đáng kể so với vốn điều lệ, thị giá dưới mệnh giá....
Nhà đầu tư có lẽ chưa quên câu chuyện của
VDS khi công ty này với tình hình tài chính khá u ám, đã quyết định phát hành cổ phiếu bằng mệnh giá thu hút vốn đầu tư với ưu đãi cổ tức 12%. Việc này giúp công ty dễ dàng thỏa mãn cổ đông mới, và lại không quá bất công với cổ đông cũ.
Theo kế hoạch, trong tháng 8, HT1 sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường tìm phương án cụ thể cho việc phát hành thêm cổ phiếu. Những bất ngờ vẫn cần phải chờ đợi!
Minh Thư