MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn lại các thương vụ thắng lớn của các quỹ private equity

Việt Nam các năm gần đây trở thành miền đất hứa của các quỹ đầu tư tư nhân (private equity) khi thực hiện khá nhiều những thương vụ thoái vốn thành công.

Điển hình là gần đây, quỹ đầu tư nước ngoài KKR đã thoái vốn hoàn toàn khỏi công ty thực phẩm Masan Consumer Corporation với số tiền nhận được lên đến gần 600 triệu USD.

KKR đầu tư vào công ty chưa niêm yết này vào 2011 với số vốn 159 triệu $, sau đó đầu tư thêm 200 triệu $ vào 2013, đưa thương vụ này trở thành thương vụ đầu tư lớn nhất của KKR tại Việt Nam. Trong 2015, KKR đã thoái 52% cổ phần nắm giữ tại Masan Consumer. Như vậy, giá trị của khoản thoái vốn lần này cộng với cổ tức nhận được từ Masan Consumer, KKR có khả năng đã hưởng được suất sinh lợi hơn 100% chỉ sau 5 năm đầu tư.

Các thương vụ đầu tư thành công như thế mang lại sự phấn khích cho các quỹ khi nhìn vào cơ hội của thị trường tiêu dùng hơn 90 triệu dân của Việt Nam, nhất là các ngành thực phẩm, dược phẩm và chăm sóc sức khỏe, điện tử - điện máy, tài chính tiêu dùng, bất động sản và dịch vụ giải trí.

Gần đây, quỹ đầu tư SAM đã thâu tóm 15% cổ phần của hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu. Trong khi đó, quỹ đầu tư Mekong Capital huy động được khoảng 87,4 triệu USD cho quỹ thứ ba mang tên Mekong Enterprise Fund III. Trong năm nay, quỹ này lên kế hoạch giải ngân vào một số doanh nghiệp chưa niêm yết thuộc các lĩnh vực bán lẻ, nhà hàng, sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng.

Nhân dịp này, Người Đồng Hành xin điểm lại một số thượng vụ đầu tư điển hình nhất của các quỹ đầu tư tư nhân tại Việt Nam. Trong số các gương mặt này, dễ dàng nhận thấy các quỹ ngoại chiếm ưu thế tuyệt đối. Họ thật sự là những nhà đầu tư có kinh nghiệm, “ngửi” được cơ hội từ khá sớm.

Dragon Capial với VPBank

2010, quỹ đầu tư Dragon Capital đã thoái vốn khỏi ngân hàng Vpbank với mức giá cao hơn30% so với giá trị sổ sách còn lại (carrying value). Dragon Capital thâu tóm 10% cổ phần VPBank vào 1996, thoái một phần vốn vào 2007. Nếu tính tổng cộng, thương vụ đầu tư vào VpBank đã mang suất sinh lời nội bộ (IRR) lên tới 21% cho Dragon Capital. Đây là một kết quả ấn tượng khi ngoài giá trị thoái vốn tốt, hành động của Dragon Capital được xem là rất kịp thời trước khi lĩnh vực ngân hàng chìm vào khủng hoảng cho đến tận 2014.

Mekong Capital và Saigon Gas

Mekong Capital đầu tư vào công ty năng lượng Saigon Gas vào 2005. Đến 2009, quỹ này thoái vốn hoàn toàn với suất sinh lợi nội tại IRR khoảng 25,9%.

VinaCapital thắng lớn tại khách sạn Hilton Hà Nội

2006, Vina Capital thâu tóm 17,5% cổ phần của khách sạn 5 sao Hilton. 3 năm sau, quỹ này thoái vốn để mang lại suất sinh lợi nội tại lên đến 26%.

Vina Capital và Masan Group

Vina Capital từng đầu tư vào tập đoàn thực phẩm Masan vào 2006. 3 năm sau, quỹ này thoái vốn khỏi Masan Group để mang lại suất sinh lợi nội tại lên đến 83%. Có vẻ như từ trước đến giờ, Masan thật sự là tài sản quý giá cho các quỹ đầu tư nhân, nhất là phân khúc thực phẩm.

Mekong Capital và Golden Gate

Cái tên của Mekong Capital thêm một lần nữa được nhắc đến với thương vụ đầu tư thành công vào chuỗi nhà hàng của Golden Gate. Đầu tư vào doanh nghiệp này vào 2008 và tính đến thời điểm thoái vốn hoàn toàn vào 2014, suất sinh lợi nội tại gộp mà Mekong Capital thu về lên đến 45,1%. Người thế chân của Mekong Capital trong Golden Gate là quỹ đầu tư tư nhân của ngân hàng Standard Chartered.

Mekong Capital thắng lới với Thế Giới Di động

Sau khi Thế Giới Di động lên sàn vào 2014, Mekong Capital vẫn chưa thoái vốn hoàn toàn nhưng đây được xem là thương vụ đầu tư thành công nhất của quỹ này khi hoạt động tại thị trường Việt Nam. Trong năm 2015, Thế giới Di động tiếp tục tăng trưởng mạnh với lợi nhuận sau thuế lên đến 1.076 tỉ đồng, tăng trưởng đến 60% so với năm trước. Trong năm nay, Thế giới di động đặt mục tiêu sẽ đạt đến gần 1.000 cửa hàng Thế giới Di động và siêu thị Điện máy xanh.

Theo Nam Việt

Người đồng hành

Trở lên trên