MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nỗi lo đến từ Trung Quốc

Trước rủi ro lớn nhất của thị trường chứng khoán là chính sách tiền tệ (sẽ dẫn đến tâm lý đầu tư yếu), duy trì một tỷ trọng đầu tư thấp vào lớp tài sản là cổ phiếu thời điểm này là việc cần làm.

Chỉ số mua hàng PMI tháng 12 của Trung Quốc đạt 49,7 thấp hơn dự báo của thị trường trước đó là 49,8 cho thấy nền kinh tế sản xuất tiếp tục tăng trưởng chậm. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này dưới 50 điểm. Các nhà phân tích tại ANZ cũng đưa ý kiến hạ tăng trưởng của Trung Quốc trong 2016 còn 6,4% so với 6,8% trong năm 2015.

Các số liệu kinh tế này đã làm cho thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh, chạm các mức dừng giao dịch theo luật của nước này: nếu như chỉ số CSI 300 giảm hơn 5%, thị trường cổ phiếu, quyền chọn và chỉ số tương lai sẽ tạm ngừng giao dịch trong 15 phút. Với mức giảm hơn 7%, thị trường sẽ đóng cửa sớm trong phiên hôm đó.

Các thị trường thế giới trong mở cửa sau đó cũng chứng kiến phiên giảm điểm mạnh mẽ trên 2% do lo sợ sự trì trệ của Trung Quốc sẽ kéo theo suy thoái kinh tế đồng thời sự xung đột của Iran và Saudi Arabia cũng là nguyên nhân chính của sự sụt giảm này.

Theo trao đổi với các phân tích trong khu vực châu Á, họ vẫn lo sợ sự phá giá đồng Nhân Dân Tê (CNY) của Chính phủ Trung Quốc trong thời gian ngắn sắp tới. Điều này nếu xảy ra cũng sẽ là rủi ro lớn nhất cho thị trường chứng khoán. Điều cần lưu lý thêm, ngày hôm nay 4/1, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã công bố chính sách điều hành mới bằng lãi suất trung tâm được công bố hằng ngày, giúp chủ động ứng phó linh hoạt hơn với biến động tỷ giá trong thời gian tới.

Trước rủi ro lớn nhất của thị trường chứng khoán là chính sách tiền tệ (sẽ dẫn đến tâm lý đầu tư yếu), duy trì một tỷ trọng đầu tư thấp vào lớp tài sản là cổ phiếu thời điểm này là việc cần làm.

Theo Nguyễn Ngọc Thạch

Người đồng hành

Trở lên trên