MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông Dominic Scriven : Tỷ lệ sở hữu của nhà nước quá lớn khiến nhiều đợt IPO thiếu hấp dẫn

Vấn đề không nằm ở việc thị trường thiếu tiền mà các nhà đầu tư sẽ không quan tâm đến những doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm đa số vốn.

Xoay quanh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Dominic Scriven - Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital.

Ông đánh giá như thế nào về tiến trình cổ phần hóa DNNN của Việt Nam trong thời gian qua?

Cách truyền thống của Việt Nam là làm từ từ vì có thể quan điểm của Việt Nam là nhà đầu tư hiện nay ít nên không bán được nhiều, hơn nữa bán số lượng lớn hàng tồn đọng lại nhiều sẽ mất thời gian xử lý. Tuy nhiên, với cách làm này và nếu nhìn vào danh sách 10 DNNN mà cổ phần hóa kiểu này trên toàn cầu thì Nhà nước vẫn ôm vốn lớn.

Câu hỏi là tại sao lại như thế? Tôi cho rằng mô hình truyền thống lâu năm tin cậy của Việt Nam là bài toán phải tính toán lại vì sắp tới chúng ta phải CPH rất nhiều các DNNN chứ không phải 1 – 2 DN và nếu mô hình không hợp lý thì sẽ rất mất thời gian.

Nhưng ông có nghĩ rằng, nếu như cùng lúc các DNNN đều niêm yết thì sẽ dẫn đến tình trạng quá tải, tức thị trường không hấp thụ kịp số cổ phiếu lưu hành không?

Nếu tính sơ sơ thì với số lượng mấy trăm DNNN sắp cổ phần hóa như Chính phủ khẳng định thì tổng số vốn mới sẽ vào khoảng 50 tỷ USD, tương đương khoảng 25% GDP. Con số này nếu nhìn sang một số nước cùng khu vực nhưng có những nét tương tự Việt Nam như Indonesia 600 tỷ USD hay Thái Lan 300 tỷ USD nhưng họ vẫn làm rất tốt.

Tôi cho rằng, vấn đề không nằm ở việc thị trường thiếu tiền mà các nhà đầu tư sẽ không quan tâm đến những doanh nghiệp mà nhà nước vẫn chiếm đa số vốn.

Đó phải chăng là lý do mà NĐT ngoại không mấy quan tâm tới IPO DNNN trong thời gian gần đây ví dụ như đợt IPO Vietnam Airlines vừa qua, thưa ông?

Riêng trường hợp của Vietnam Airlines thì các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thách thức chính là ngành này trên thế giới nói chung là ngành khó khăn. Cụ thể, thế giới có 10 hãng hàng không đang niêm yết thì có 6 hãng đang giao dịch dưới giá trị sổ sách.

Vấn đề của Việt Nam hiện nay khi muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài thì phải chọn CPH những doanh nghiệp điển hình như MobiFone chẳng hạn. Tôi cho rằng, việc bán cổ phần của những doanh nghiệp như thế này sẽ không hề khó.

Còn con số công bố đến bây giờ Việt Nam mới huy động được 150 triệu USD trên thị trường vốn nghe qua thì tưởng to nhưng thực ra thì...hơi buồn.

Xin cảm ơn ông!

Khánh Nhi (thực hiện)

hanhle

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên